CLO - Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khi hoạt động đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh kinh tế nước ta đang chịu những tác động của việc ký kết nhiều hiệp định thương mại như TPP, FTA Việt Nam - EU,...
[caption id="attachment_36200" align="aligncenter" width="494"]

Bộ Tài chính đang thực hiện sửa đổi và bổ sung một số điều của các Luật về thuế[/caption]
Đại diện Bộ Tài chính cho biết. "Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm đảm bảo tính nhất quán của chính sách, theo đó tập trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập so với thực tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật"
Cụ thể, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi và bổ sung 27 nội dung trong 7 luật thuế bao gồm 9 nội dung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; 4 nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân; 3 nội dung Luật thuế giá trị gia tăng; 3 nội dung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; 1 nội dung Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; 1 nội dung Luật thuế bảo vệ môi trường; 6 nội dung Luật quản lý thuế.
Tham gia và ký kết các hiệp định thương mại sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng cũng tạo nên nhiều thách thức, thậm chí là "rủi ro" cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nên có lẽ, dự thảo sửa đổi và bổ sung về thuế này là bước đi tích cực của Bộ Tài chính; thể hiện sự quan tâm và chia sẻ của Nhà nước và Chính phủ đối với các doanh nghiệp; giúp các doanh nghiệp có thể "dễ thở" hơn trong các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi bổ sung này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, phù hợp với xu thế thuế của thế giới và phòng chống gian lận nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Sau các hàng loạt các cải cách về thủ tục hành chính thuế được thực hiện trong thời gian qua, Bộ Tài chính lại tiếp tục ban hành những chính sách, nghị đinh, quy định sửa đổi về thuế. Đây là sẽ một trong những bước tiến dài của quá trình của cải cách ngành thuế trong thời gian tới.
Trong 2 quý đầu năm nay, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều kết quả khả quan: sản xuất trong nước có nhiều cải thiện, tăng trưởng theo xu hướng tích cực, các cân đối vĩ mô giữ ổn định, các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đều đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, khi năng lực cạnh tranh còn hạn chế, dây chuyền sản xuất còn thô sơ khiến các sản phẩm nội địa chưa tạo được thương hiệu và có uy tín tại thị trường thế giới, đặc biệt là ở các mặt hàng nông sản. |
Quỳnh Liên