Bộ Tài chính triển khai các hoạt động nhằm thực thi các cam kết của TFA

Thứ năm, 23/08/2018 12:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 22/8, Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo chuyên đề về việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO (TFA).

Thông tin một số nội dung cơ bản về Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA), đại diện Tổng cục Hải quan cho biết: TFA là một thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký kết trong lịch sử 21 năm của WTO, là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu. TFA được các nước thành viên WTO thống nhất thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 22/2/2017. Đây là Hiệp định đầu tiên trong lịch sử WTO mà các nước thành viên có thể quyết định lộ trình thực hiện cam kết của riêng mình và quá trình thực hiện được liên kết một cách rõ ràng với năng lực kỹ thuật và tài chính.

Báo Công luận
 Họp báo chuyên đề về việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Ảnh: Bộ Tài chính

TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa XNK, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Theo báo cáo thương mại thế giới 2015, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch, thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lần tới 1.000 tỷ USD mỗi năm.

TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày thời gian thông quan hàng nhập khẩu, giảm 47% so với mức trung bình hiện tại và tiết kiệm gần 2 ngày thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, giảm 91% so với mức trung bình hiện tại.

Việc thực thi đầy đủ TFA dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thêm 3,5% và tăng trưởng kinh tế thêm 0,9%/năm.

Việt Nam đã phê chuẩn TFA từ tháng 11/2015. Đối với Việt Nam, những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa, TFA còn đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, kèm theo các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi. 

Việc tham gia TFA và triển khai các cam kết theo Hiệp định sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách thủ tục hải quan, đơn giản và chuẩn hóa, tăng cường tính minh bạch trong quy trình thủ tục hải quan, hỗ trợ DN nhỏ và vừa bước đầu xuất khẩu, thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Kể từ sau khi TFA có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết của Hiệp định. Với vai trò là đầu mối triển khai Hiệp định, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát và đề xuất Chính phủ phê duyệt lộ trình chính thức thực hiện 14 cam kết nhóm B và 9 cam kết nhóm C của Hiệp định TFA. 

Theo phê duyệt của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế để thực hiện thủ tục thông báo cho WTO. Lộ trình này đã được Phái đoàn Việt Nam tại WTO thông báo cho WTO vào đầu tháng 8/2018.

Ngay sau khi Hiệp định được Quốc hội phê chuẩn (tháng 11/2015), đã có một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, sửa đổi hoặc đang trong quá trình xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết của Hiệp định liên quan đến quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh; việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu…

Sau hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về việc xây dựng Cổng Thông tin thương mại điện tử nhằm thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hóa thông tin của Hiệp định, Bộ Tài chính đã nhận được các đề xuất kỹ thuật liên quan để thực thi Hiệp định như đề xuất của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về hỗ trợ Chương trình Tạo thuận lợi thương mại nhằm cải cách, chuẩn hóa, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp các chuẩn mực quốc tế để thực hiện TFA và Chương trình Mercator do Tổ chức Hải quan Thế giới hỗ trợ, tập trung vào các lĩnh vực quản lý chiến lược, phố hợp với các cơ quan quản lý biên giới; quản lý rủi ro và khuôn khổ pháp lý.

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định, thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để thực thi Hiệp định; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong nước có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định, đặc biệt là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhằm cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; thúc đẩy việc thực hiện Cơ chế một của quốc gia nhằm tối ưu hóa các biện pháp tạo điều kiện cho thương mại; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành...

PV

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm