Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hành trình 20 năm

Chủ nhật, 07/08/2022 13:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) 20 năm qua, Ngành Tài nguyên và Môi trường đã vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng kiến tạo tương lai bền vững của đất nước,

20 năm qua, Ngành Tài nguyên và Môi trường đã vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng kiến tạo tương lai bền vững của đất nước, góp phần mang lại những đổi thay tích cực cho đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân.

20 năm nỗ lực khẳng định vị thế

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002. Từ với 6 lĩnh vực quản lý ban đầu, qua 4 lần kiện toàn, đến nay Bộ đã được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý trên 9 lĩnh vực gồm: đất đai, tài nguyên nước, địa chất và tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, viễn thám; trong đó có các lĩnh vực quản lý nguồn lực đầu vào của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, sự phát triển bền vững của đất nước, có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

bo tai nguyen va moi truong hanh trinh 20 nam hinh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002 - 5/8/2022). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay từ khi mới thành lập, trong một thời gian ngắn trên cơ sở kế thừa và phát huy bề dày truyền thống của những lĩnh vực tiền thân như đất đai, khoáng sản, khí tượng thủy văn, Bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy; củng cố, phát triển nền tảng quản lý đa ngành từ Trung ương đến địa phương.

Với phương châm hướng về địa phương cơ sở, người dân, doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói của thực tiễn, Bộ đã tập trung hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng về tài nguyên và môi trường, chủ trì, phối hợp tham mưu ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về đất đai, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật sửa đổi một số Điều của Luật Khoáng sản, tạo lập hành lang pháp lý cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; tăng cường phân cấp cho địa phương; hoàn thiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, của công dân trong bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách một bước thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thí điểm cơ chế "một cửa" "một cửa liên thông", Bộ thường xuyên tổ chức giao lưu trực tuyến nhằm hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện các cơ chế chính sách. Việc thắt chặt kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc tạo ra sự chuyển biến tích cực trong từng lĩnh vực được Nhân dân, doanh nghiệp hoan nghênh và đánh giá cao.

Trong giai đoạn đất nước phải đương đầu với khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa để phát huy nguồn lực tài nguyên, từng bước nâng cao giá trị đóng góp cho ngân sách, tạo thêm xung lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được hoàn thiện, đưa tài nguyên và môi trường trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong đó, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản dưới luật được ban hành đã góp phần giải phóng nguồn lực tài nguyên cho phát triển.

Trong giai đoạn này, lần đầu tiên, nước ta có Luật Đa dạng sinh học, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với những quan điểm mới được tiếp thu từ quốc tế, vừa đáp ứng được tính thời sự, hội nhập, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nước về phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo các hệ sinh thái; ứng phó kịp thời với tác động của biến đổi khí hậu. Qua đó, đánh dấu bước hội nhập mới của Việt Nam với quốc tế.

Khi thế giới bước vào thời kỳ tăng cường ứng phó với thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, nước ta cũng đẩy mạnh thực hiện quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ “nâu” (phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái) sang “xanh” (sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, phát thải thấp), phát triển bền vững kinh tế biển.

Bộ đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành quyết sách tổng thể, toàn diện, xác lập vai trò đặc biệt quan trọng về quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Cùng với đó, các Nghị quyết số 19-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đất đai, Nghị quyết số 36-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Luật tài nguyên nước 2012, Luật đất đai 2013, Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; Luật khí tượng thủy văn 2015, Luật đo đạc và bản đồ 2018… đã được ban hành, thiết lập hệ thống chủ trương, hành lang pháp lý đồng bộ để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, không gian sinh tồn và bảo vệ môi trường cho phát triển. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo vệ sức khỏe người dân.

Bám sát phương châm kỷ luật, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hội nhập biến thách thức thành cơ hội, Bộ đã đổi mới tư duy làm chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý bằng công cụ hành chính sang áp dụng các công cụ kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy doanh nghiệp và người dân thực hiện; đặc biệt, chú trọng phân tích dự báo các xu thế quốc tế trong điều kiện hội nhập, đánh giá các tác động để chính sách không chỉ giải đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ quản lý mà còn tạo dư địa, động lực mới cho phát triển…

Hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được cơ bản hoàn thiện đồng bộ trên tất cả 9 lĩnh vực. Các nguồn tài nguyên được quản lý, sử dụng hiệu quả, đa mục đích, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tiềm năng lợi thế về biển được phát huy, các địa phương có biển đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư. An ninh tài nguyên nước được chú trọng.

Chuyển đổi số được đẩy mạnh trên nền tảng tài nguyên số, dữ liệu về thông tin địa lý, dữ liệu đất đai, dữ liệu viễn thám... hướng tới phát triển kinh tế số. Công tác bảo vệ môi trường đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, chuyển từ tư duy bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái của quốc gia.

Ngành đã chủ động, đóng góp nhiều sáng kiến quy mô khu vực và toàn cầu liên quan đến giải quyết ô nhiễm rác thải, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên…

Đặc biệt, việc tham gia Thỏa thuận lịch sử Paris về biến đổi khí hậu và cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) mang lại lợi ích kép cho Việt Nam trong tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cũng như chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chỉ số về môi trường có sự chuyển biến, góp phần đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2021 lên vị trí 51/165 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 37 bậc so với năm 2016.

Chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng lên với đủ độ chi tiết, tiệm cận với trình độ của các nước phát triển; đặc biệt là đã dự báo sát, kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có các cơn bão lớn, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của đất nước ta.

Đội ngũ cán bộ, công chức của ngành được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; số lượng và chất lượng đã được nâng lên một bước. Tổ chức bộ máy đang trong quá trình tinh giản, bớt khâu trung gian để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Để ghi nhận những nỗ lực và đóng góp đối với sự phát triển đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từng lĩnh vực và nhiều cán bộ đã vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh...

Tại lễ kỷ niệm 20 năm ngành thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

bo tai nguyen va moi truong hanh trinh 20 nam hinh 2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu bật những thành tựu ngành TN&MT đạt được trong 20 xây dựng và phát triển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, những thành tựu to lớn đạt được trong chặng đường 20 năm qua là nhờ Bộ đã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, sự đồng hành của bạn bè và đối tác quốc tế.

Đặc biệt, đây chính là nền tảng được tạo dựng từ tinh thần đoàn kết, tận tâm, trách nhiệm, lao động tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo lĩnh vực;

Những nỗ lực phấn đấu, lao động sáng tạo, không ngừng vượt khó, thậm chí hy sinh xương máu, của nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ vùng biên cương đến hải đảo xa xôi; là sự kết hợp hài hòa giữa bản lĩnh đổi mới, tinh thần sáng tạo với tri thức thời đại.

Nhìn lại quá trình phát triển, chúng ta tự hào nhận thấy, mặc dù có tuổi đời ˝trẻ˝ nhưng Bộ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường cho rằng mỗi cán bộ phải luôn ý thức được rằng những kết quả vừa qua chỉ là khởi đầu trong tiến trình phát triển bền vững, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức to lớn đang đặt ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử.

Đó là các vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, hệ sinh thái ngày càng suy giảm, thậm chí có nguy cơ sụp đổ, dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát.

Đời sống kinh tế - xã hội thế giới, vì thế, cũng đang thay đổi nhanh chóng với việc hình thành “luật chơi mới” về đầu tư, thương mại cùng với xu thế không thể đảo ngược về “phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang sạch, tái tạo, bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

Cuối bài phát biểu Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh thông điệp, hơn ai hết, những cán bộ đang công tác trong ngành phải thống nhất về nhận thức để tạo ra những thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

"Đặc biệt là mô hình phát triển phải dựa trên khả năng cung ứng của hệ sinh thái và phù hợp với các quy luật tự nhiên, chuyển từ khai thác sang đầu tư phục hồi tài nguyên tự nhiên, tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn... Đây là sự nghiệp của toàn dân, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với cách tiếp cận toàn diện", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu.

PV

Tin mới

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

Nâng cao chất lượng tổ chức Hội, rèn luyện bản lĩnh trong thực thi chức trách nhiệm vụ...

(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.  

Công tác hội
Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.

Đời sống văn hóa
Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest bị phạt gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm

(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.

Kinh tế vĩ mô
GDP của Ukraine tăng 4%

GDP của Ukraine tăng 4%

(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới

(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).

Thị trường - Doanh nghiệp
Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

Lào Cai: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý cho người dân sau mưa lũ lịch sử

(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.

Sức khỏe
Vì sao các hãng  ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

Vì sao các hãng ô tô 'đua nhau' cắt giảm hàng ngàn việc làm?

(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.

Xe
Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn xóa 4,6 tỷ USD nợ của Ukraine

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.

Kinh tế vĩ mô
Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy

(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.

Vụ án
Tử hình 2 đối tượng người Lào vận chuyển hơn 70kg ma túy qua biên giới với tiền công 28.000 USD

Tử hình 2 đối tượng người Lào vận chuyển hơn 70kg ma túy qua biên giới với tiền công 28.000 USD

(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Vụ án
Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ, hướng tới cộng đồng

(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VARS: Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển bền vững

VARS: Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản sẽ giúp thị trường phát triển bền vững

(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.

Bất động sản
Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đời sống
Lai Châu cam kết các doanh nghiệp du lịch đến với tỉnh sẽ 'phát tài'

Lai Châu cam kết các doanh nghiệp du lịch đến với tỉnh sẽ 'phát tài'

(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.

Du lịch
Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).

Đời sống văn hóa
Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Nhiều hạn chế trong công tác hộ đê qua cơn bão lịch sử

Nhiều hạn chế trong công tác hộ đê qua cơn bão lịch sử

(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Đời sống
Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

Công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ

(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đời sống
Á hậu Tường San khoe visual ngọt ngào, đọ sắc cùng Diễm My 9X tại sự kiện Tory Burch

Á hậu Tường San khoe visual ngọt ngào, đọ sắc cùng Diễm My 9X tại sự kiện Tory Burch

Dàn mỹ nhân Việt như Diễm My 9X, Á hậu Tường San, Thảo Nhi Lê... không hẹn mà cùng đổ bộ sự kiện của Tory Burch.

Đời sống
Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.

Đời sống
Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.

Đời sống
Hải Phòng: Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Hải Phòng: Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội

(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

Đời sống
Hưng Yên: Chính quyền quyết liệt, doanh nghiệp tận tâm, nhân dân đồng thuận chung tay xây dựng nông thôn mới

Hưng Yên: Chính quyền quyết liệt, doanh nghiệp tận tâm, nhân dân đồng thuận chung tay xây dựng nông thôn mới

(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đời sống
Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

(CLO) Thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ sáng ngày 22/11/2024, căn nhà số 7 Hồ An Biên, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bất ngờ bốc cháy.

Đời sống
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Đời sống
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh): Kiểm soát tốt trước diễn biến mới của tình hình buôn lậu qua biên giới

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh): Kiểm soát tốt trước diễn biến mới của tình hình buôn lậu qua biên giới

Bước sang năm 2024, tình hình biên mậu tại các cửa khẩu của TP. Móng Cái có bước phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.

Đời sống