(CLO) Với tinh thần kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, triển khai mạnh mẽ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Chính phủ kiến tạo, doanh nhân Việt Nam lạc quan về kinh tế Việt Nam
Trong cuộc gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) diễn ra vào sáng 4/10, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Theo Bộ trưởng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đặc biệt, một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Hiện nay, chúng ta có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Riêng trong 9 tháng đầu năm đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
“Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu”, ông Dũng nói.
Trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng, phục hồi tương đối rõ nét trên các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
Luỹ kế thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng vượt 577 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 21,5 tỷ USD…
“Đáng chú ý là sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trở lại là động lực quan trọng, dẫn dắt cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Những kết quả đáng khích lệ nêu trên có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực tư nhân”, ông Dũng nhấn mạnh.
Với tinh thần kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, triển khai mạnh mẽ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận rằng: Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại. Tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; còn có tư duy kinh doanh “thời vụ”, thiếu tầm nhìn chiến lược. Số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít; tính liên kết, hợp tác, khả năng tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn yếu.
Một bộ phận doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc chưa cao, còn vi phạm pháp luật.
Một số cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chậm được triển khai; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.
“Chúng ta đang ở thời điểm rất quan trọng khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự điều chỉnh trong cấu trúc đầu tư thương mại. Điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn
Bối cảnh mới đang đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn, rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính; quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất, theo tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo: "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể".
Đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng trong tiếp cận nguồn lực và chính sách hỗ trợ, không phân biệt các thành phần kinh tế.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường rà soát, sửa đổi ngay các quy định, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật… không phù hợp với thực tế, tham vấn chặt chẽ ý kiến cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật.
Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Đặc biệt, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Cần đẩy mạnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lấy sản xuất, chế biến chế tạo là trọng tâm trên cơ sở tận dụng cơ hội của cuộc cách mạnh lần thứ 4, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng bền vững, sáng tạo.
“Từ đó tạo nên các ngành chủ lực quốc gia, các sản phẩm được phát triển bởi con người Việt Nam, được làm bởi các doanh nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
(CLO) Hôm thứ Sáu, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật ngân sách vào thứ Sáu nhằm ngăn chặn việc Chính phủ Mỹ đóng cửa sau nửa đêm thứ Bảy theo giờ địa phương (21/12).
(CLO) Các nhân sự tham gia dây chuyền vận chuyển hàng không thực hiện nghiêm túc các quy định về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bày tỏ hy vọng rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân quy mô lớn vào dịp Giáng Sinh Chính Thống Giáo (7/1). Trong khi Nga đồng ý, thì Ukraine từ chối.
(CLO) Apple tăng cường bảo vệ người dùng trước phần mềm gián điệp, với cảnh báo mối đe dọa, chế độ khóa và hợp tác tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ an ninh mạng.
(CLO) Đội tuyển Việt Nam bước vào trận đấu quan trọng nhất tại bảng B AFF Cup 2024 gặp Myanmar trên sân nhà. Người hâm mộ bóng đá có thể xem trực tiếp trên các nền tảng FPT Play, VTV2, VTV5 và kênh Youtube FPT Bóng đá Việt.
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh năm 2025; đẩy mạnh triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID.
(CLO) Khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được áp dụng trên chiến trường, cả Ukraine và Nga đều đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô giá: hàng triệu giờ cảnh quay từ máy bay không người lái (UAV). Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để đào tạo các mô hình AI có khả năng đưa ra các quyết định chiến thuật trên chiến trường.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh vừa có báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO xem xét công nhận danh hiệu thứ 3 cho vịnh Hạ Long.
(CLO) Các khu công nghiệp phải sớm làm quen, bắt nhịp và thích ứng với các xu hướng đầu tư mới. Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết nhanh chóng, vững chân bước vào sân chơi toàn cầu, chuỗi sản xuất thông minh toàn cầu.
(CLO) Chiều 20/12, tại công trường Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tổ chức chương trình “Xây Tết 2025”.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Binh chủng Pháo binh cần không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; phát triển mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ; tiếp tục phát huy năng lực, khả năng tác chiến, khả năng làm chủ phương tiện, vũ khí, khí tài hiện đại.
(CLO) Các khu công nghiệp phải sớm làm quen, bắt nhịp và thích ứng với các xu hướng đầu tư mới. Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết nhanh chóng, vững chân bước vào sân chơi toàn cầu, chuỗi sản xuất thông minh toàn cầu.
(CLO) Bộ Tài chính đề xuất nâng mức đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế quá hạn 120 ngày với mức 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
(CLO) Nhận định thực trạng mua bán, gian lận hoá đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe pháp luật.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40 về quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
(CLO) Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội kiến nghị miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, như du lịch, logistics và bán lẻ.