Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đổi mới giáo dục đòi hỏi giải nhiều bài toán cùng lúc

Chủ nhật, 26/12/2021 14:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, thành bại trong công cuộc đổi mới giáo dục tại mỗi địa phương phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nhằm nắm bắt tình hình giáo dục và đào tạo tại địa phương.

Ghi nhận sự nỗ lực của ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp trong việc thích ứng, vượt qua khó khăn do dịch bệnh giai đoạn vừa qua, Bộ trưởng lưu ý, năm 2022 dịch bệnh còn phức tạp và thách thức có thể sẽ lớn hơn nhiều lần.

Do đó, tỉnh cần tập trung và có phương án, quyết sách mạnh mẽ hơn đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường.

bo truong nguyen kim son doi moi giao duc doi hoi giai nhieu bai toan cung luc hinh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Đây cũng là năm trọng tâm tập trung bù đắp kiến thức, kỹ năng sau một thời gian dài học tập trực tuyến, vì vậy, khi học sinh quay trở lại học trực tiếp, ngành Giáo dục cần rà soát, nghiên cứu để có phương án, phân loại, phân nhóm và hỗ trợ phù hợp.

Nhân việc triển khai dạy học trực tuyến do dịch bệnh thời gian qua, theo Bộ trưởng, Đồng Tháp cần “dấn” thêm một bước để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo hướng bài bản, lâu dài.

Năm học 2022-2023 sẽ là năm tiếp theo ngành Giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chuẩn bị tốt cho các bước triển khai tiếp theo.

Trong đó, cần có các biện pháp quyết liệt, xây dựng kế hoạch triển khai cho từng việc cụ thể như: tập huấn giáo viên;

Cung cấp, tuyên truyền đầy đủ thông tin để giáo viên đồng thuận và hô ứng cùng thực hiện công cuộc đổi mới; kế hoạch và điều kiện chọn sách giáo khoa.

Đối với vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ đang diễn ra tại địa phương, Bộ trưởng cho rằng, cần phải có giải pháp tổng thể. Riêng Trường Đại học Đồng Tháp phải đưa ra giải pháp đào tạo và cung cấp giáo viên cho tỉnh.

Về phía Bộ GD&ĐT cũng đang tính đến các giải pháp về chính sách nhằm huy động các lực lượng hỗ trợ nhân lực giảng dạy Tiếng Anh và Tin học; để giảm số lượng giáo viên có thể lưu ý phát huy và tận dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy 2 môn học này.

Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và kiên cố hóa trường học là nhiệm vụ không thể làm ngay nhưng theo Bộ trưởng, tỉnh cần đặt lộ trình cụ thể cho từng năm, qua đó tính toán được nguồn lực để thực hiện.

Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm giải quyết vấn đề này thông qua chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ, góp phần cùng với địa phương.

Đề cập tới công tác phổ cập giáo dục mầm non, Bộ trưởng nhấn mạnh, tỉnh cần đặc biệt lưu ý đủ trường, đủ giáo viên cho các trường mầm non, nhà trẻ ở các khu công nghiệp và phải coi đây là việc làm song song với phát triển các khu công nghiệp.

Cùng với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, nhất là ở thành phố, những nơi mức sống cao hơn, tập trung nhiều hơn vào cấp mẫu giáo, mầm non, tiểu học - việc này sẽ giúp giảm bớt khó khăn về thiếu giáo viên.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa cũng được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý với tỉnh Đồng Tháp, đó là đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, chú ý đến các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, hệ thống thư viện và các hệ thống học tập khác.

Cụ thể, tỉnh cần rà soát, qua đó phát hiện những vấn đề cần giải quyết và điều chỉnh cho phù hợp.

Cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Bộ GD&ĐT đã dành sự quan tâm cho giáo dục Đồng Tháp, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết, lãnh đạo tỉnh xác định rất rõ tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo, qua đó luôn dành sự quan tâm cho công tác này.

Với các vấn đề, nhóm vấn đề được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt ra và lưu ý tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong khẳng định, sẽ tiếp thu và chỉ đạo triển khai thực hiện.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Đồng Tháp đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển giáo dục, đào tạo nói riêng; đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh 2 năm vừa qua.

Chia sẻ về mục đích của cuộc làm việc là nhằm nắm bắt tình hình giáo dục địa phương, qua đó kịp thời thống nhất chỉ đạo triển khai thực hiện tại địa phương sao cho nhất quán với chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với tình hình, đặc thù thực tiễn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời khẳng định tầm quan trọng, vai trò có tính chất quyết định của mỗi địa phương trong triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục và đào tạo.

“Thành bại trong công cuộc đổi mới giáo dục tại mỗi địa phương phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm, sát sao chỉ đạo của lãnh đạo các cấp địa phương để có các quyết sách và cách triển khai phù hợp với đặc thù mỗi nơi.

Công cuộc đổi mới giáo dục, đặc biệt là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi phải giải nhiều bài toán cùng một lúc.

Trong đó có cả các vấn đề căn cơ, nền tảng và các vấn đề mới, phát sinh hoặc chưa có tiền lệ trong thực tế”, Bộ trưởng nói.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Kon Tum: Nữ sinh lớp 10 bị một nhóm nữ sinh lạ mặt hành hung trong ký túc xá

Kon Tum: Nữ sinh lớp 10 bị một nhóm nữ sinh lạ mặt hành hung trong ký túc xá

(CLO) Một nhóm nữ sinh lạ mặt xông vào khu ký túc của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Glei (Kon Tum) hành hung một nữ sinh lớp 10. Sau khi bị đánh, nữ sinh này đã có ảnh hưởng nhiều về tâm lý.

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Nam Định chốt thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Năm học 2024-2025, dự kiến toàn tỉnh Nam Định có khoảng 28 nghìn học sinh hoàn thành chương trình THCS và dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Giáo dục
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Bắc Giang

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Bắc Giang

(CLO) Tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cùng các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách bắt đầu từ ngày 19/4 đến hết ngày 22/4/2024.

Giáo dục
Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

(CLO) Nhiều người sau khi được phong giáo sư, tiến sĩ của các tổ chức nước ngoài, khi quay về cuộc sống đời thường vẫn "chứng nào, tật nấy”, thậm chí vướng vào lao lý, bị pháp luật trừng phạt.

Giáo dục
Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục