(CLO) Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: “Lực lượng nhà giáo chưa bao giờ đặt trước trách nhiệm, sứ mệnh vinh quang như bây giờ; nhưng cùng với đó, thách thức cũng lớn lao hơn bao giờ hết”.
"Trong điều kiện bình thường, giáo dục được con người, cung cấp được nguồn nhân lực, thực hiện được các nhiệm vụ của nhà giáo, đó cũng đã là vinh quang.
Nhưng trong những thời khắc, giai đoạn cần sự cố gắng, cần vượt lên thách thức lớn, thì vinh quang sẽ càng lớn lao hơn và đương nhiên thách thức cũng thật nhiều ở phía trước" - đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn với báo chí nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (ảnh tư liệu).
Năm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dịp đặc biệt này, Bộ trưởng có thể chia sẻ suy nghĩ về vai trò của nghề giáo, nhà giáo trong bối cảnh hiện nay?
- Như chúng ta đã biết, ngành GD&ĐT đang đứng trước cơ hội, trọng trách, yêu cầu, thách thức rất lớn. Mục tiêu phát triển trong thời gian sắp tới của đất nước ta là trở thành một nước công nghiệp, có nền thu nhập khá, đời sống người dân được cải thiện.
Để đạt được mục tiêu đó, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là một trong ba đột phá chiến lược. Và giáo dục - đào tạo là giải pháp rất quan trọng để thực hiện được đột phá chiến lược đó.
Để có được một thế hệ người Việt Nam mới với những phẩm chất, năng lực mới trong giai đoạn hội nhập quốc tế và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì giáo dục - đào tạo cần phải ra sức đổi mới.
Trong thực tế, ngành GD&ĐT cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi, mà theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương là đổi mới căn bản, toàn diện.
Trong đó có 2 nhiệm vụ rất trọng tâm, đó là thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới trong quản trị đại học, trong thực hiện tự chủ đối với hệ thống giáo dục đại học. Như vậy, từ hệ thống phổ thông cho đến đại học đều đang đặt ra nhiệm vụ về chuyển đổi, về đổi mới, về nâng cao chất lượng.
Trong các biện pháp, những trụ cột để có thể giải quyết được nhiệm vụ, thách thức đó, ngành GD&ĐT xác định phát triển đội ngũ nhà giáo, dựa vào lực lượng nhà giáo, phát huy trách nhiệm của lực lượng nhà giáo, lấy việc đổi mới phương pháp, tư duy của đội ngũ nhà giáo là phương diện rất quan trọng.
Cho nên có thể nói, lực lượng nhà giáo chưa bao giờ đặt trước trách nhiệm, sứ mệnh vinh quang như bây giờ; nhưng cùng với đó, thách thức cũng lớn lao hơn bao giờ hết.
Đất nước ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, vốn đặt nhà giáo ở một vị trí rất tôn nghiêm, cao cả, nhận được những sự tôn trọng, sự tôn vinh của toàn xã hội.
Trong điều kiện bình thường, giáo dục được con người, cung cấp được nguồn nhân lực, thực hiện được các nhiệm vụ của nhà giáo, đó cũng đã là vinh quang.
Nhưng trong những thời khắc, giai đoạn cần sự cố gắng, cần vượt lên thách thức lớn, thì vinh quang sẽ càng lớn lao hơn và đương nhiên thách thức cũng thật nhiều ở phía trước.
Thưa Bộ trưởng, có lẽ hiếm đất nước nào như Việt Nam khi dịp 20/11 không chỉ là ngày hội của một ngành nghề, mà còn là niềm vui, sự tôn vinh của toàn xã hội. Cá nhân Bộ trưởng có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Nói là một ngày nhưng cũng có thể nói đó là một tinh thần - một tinh thần của quốc gia, dân tộc vốn có truyền thống hiếu học, coi trọng sự học, coi trọng tri thức.
Khi tôn vinh sự học thì vai trò của người thầy được đặt ra ở một vị trí rất đặt biệt. Không phải đến khi có ngày 20/11 mới là dịp để thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
Trước đây, khi chưa có ngày này thì truyền thống đó cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau, tinh thần đó đã luôn là một dòng chảy lớn. 40 năm trở lại đây, khi có Ngày Nhà giáo Việt Nam, thì thời khắc ấy, ngày ấy hội tụ, thể hiện tập trung cho một tinh thần đó.
Tôi nghĩ đó là một nét văn hóa, một nét tinh thần, một nét đẹp trong quan hệ, ứng xử của người Việt Nam nói chung, chứ không chỉ là thái độ đối với nhà giáo.
Nhân ngày vui của giáo giới, Bộ trưởng có lời gì muốn trao gửi đến những nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước?
- Hơn lúc nào hết, ngành GD&ĐT đang đặt trước những yêu cầu, nhiệm vụ rất lớn, trọng trách rất nặng nề và thực hiện việc này trong bối cảnh toàn xã hội cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi.
Có những thách thức đặt ra với đội ngũ trong quá trình chuyển đổi của xã hội. Bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, nhà giáo cần phải bám vững chắc vào chỗ dựa quan trọng của nghề nghiệp - đó là sự kiến tạo các giá trị cao đẹp cho con người, lấy chỗ dựa đó là một sự động viên tinh thần.
Như cách nói truyền thống là “tôn sư trọng đạo”, thì đó là tinh thần của “đạo”, tức là sự rèn luyện đối với con người. Sở dĩ từ xưa đến nay, nghề giáo được tôn vinh là vì kiến tạo ra những giá trị đó.
Nên mong rằng, nhà giáo chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ thách thức nào cũng cố gắng vượt qua để tiếp tục theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp, thực hiện cho được sứ mệnh của nghề nghiệp.
Bộ GD&ĐT, toàn thể lực lượng trong ngành giáo dục luôn mong muốn được xã hội quan tâm nhiều hơn, quan tâm một cách thiết thực hơn, có sự chia sẻ cụ thể hơn đối với nhà giáo trong công việc.
Nhưng trước hết, để có được sự chia sẻ, tôn vinh từ phía xã hội, chính chúng ta phải làm thật tốt các công việc của mình. Đó là điều kiện tiên quyết để chúng ta khẳng định giá trị bền vững của nghề nghiệp, sự tốt đẹp bền vững của nghề giáo.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.