Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Gần 60.000 doanh nghiệp số Việt Nam sẵn sàng tham gia các chương trình chuyển đổi số

Thứ ba, 29/12/2020 13:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng nay (29/12), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện có khoảng gần 60.000 doanh nghiệp số Việt Nam có năng lực và sẵn sàng tham gia các chương trình chuyển đổi số.

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong vòng 1,5 ngày (28-29/12) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết có thể triển khai ngay Chính phủ số từ năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết có thể triển khai ngay Chính phủ số từ năm 2021.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (TT&TT) cho biết, chuyển đổi số là một điểm mới, vì vậy phải có nghị quyết của các cấp ủy Đảng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia, là chương trình xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, là chương trình chuyển đổi số đồng thời các ngành và các địa phương. Đây là sự tiếp nối, cụ thể hóa Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cùng với đó, các cấp ủy, các Bộ, ngành cùng các địa phương sớm ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số và sau đó, cấp chính quyền ban hành chương trình về chuyển đổi số. Hiện nay có gần 30 Bộ, ngành và tỉnh thành đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, để đẩy nhanh chuyển đổi số thì hạ tầng số phải đi trước. "Chuyển đổi số cần đầu tư nhưng không nhiều, khoảng từ 1-1,5% ngân sách hàng năm và 10% số này là dành cho an toàn, an ninh mạng. Nền tảng số nào hiệu quả, giá thị trương bao nhiêu thì có thể tham vấn Bộ TT&TT. Thuê dịch vụ, thuê hạ tầng là cách tiếp cận tốt hơn là tự đầu tư, tự vận hành khai thác", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Về triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thay vì làm dần dần, làm từng phần thì phải làm ngay, làm toàn diện, đặt mục tiêu cao và làm nhanh. Đây là sự khác biệt căn bản giữa cách tiếp cận CNTT và chuyển đổi số. Cách để làm nhanh là sử dụng các nền tảng số. Một nền tảng số có thể dùng chung cho cả trăm triệu người.

Về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, không làm tuần tự mà hướng ngay đến mục tiêu 100%. Cụ thể, trong quý I/2021, sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

"Về triển khai về chính quyền số, không nhất thiết phải làm xong Chính phủ điện tử mới làm Chính phủ số mà có thể triển khai ngay Chính phủ số từ năm 2021. Bộ TT&TT sẽ tư vấn về cách làm nhanh và tiết kiệm", Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, lực lượng gần 60.000 doanh nghiệp số Việt Nam có năng lực và sẵn sàng tham gia các chương trình chuyển đổi số. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương chỉ cần đặt ra các bài toán các vấn đề của mình cho giới doanh nghiệp số Việt Nam, có thể trực tiếp hoặc thông qua Bộ TT&TT.

Qua đây, Bộ TT&TT khuyến nghị các Bộ, ngành và địa phương trong nhiệm kỳ tới chọn đột phá là công nghệ, nhất là công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của kinh tế, xã hội…

Quốc Trần

Tin khác

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức