Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt!

Thứ bảy, 31/10/2020 18:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Ngành GD&ĐT hãy có niềm tin rằng, công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã sẵn sàng giải quyết hầu hết các bài toán mà ngành GD&ĐT có thể đặt ra”.

Tại Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục năm 2020 (ngày 31/10), Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có những chia sẻ liên quan đến sự thay đổi của giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, giai đoạn Covid vừa qua, có tới gần 80% học sinh sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%, trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Điều này tạo niềm tin nếu quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã ký coi chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là ưu tiên số 1.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục năm 2020 (ảnh TL).

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục năm 2020 (ảnh TL).

Bởi vậy, ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số. Bộ TT&TT cũng như toàn ngành TT&TT cam kết đồng hành với Bộ Giáo dục & Đào tạo, bởi vì chuyển đổi số đầu tiên nên nhắm vào giới trẻ, để từ đó thúc đẩy toàn xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian tới, hai Bộ TT&TT sẽ có buổi làm việc chuyên đề về chuyển đổi số ngành Giáo dục & Đào tạo, tận dụng cơ hội của thách thức Covid để đẩy nhanh chuyển đổi số.

Bộ TT&TT cũng đang tập trung chuyển đổi số. Hiện Bộ TT&TT có một trường đại học là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Mục tiêu biến trường đại học này thành một quốc gia số thu nhỏ. Mọi hoạt động của đại học sẽ lên môi trường số, từ quản trị đại học đến học tập của sinh viên.

Dự kiến, hết quý I năm 2021, tức là còn 5 tháng nữa sẽ xong.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Sẽ mời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thăm, đánh giá, nếu thấy tốt sẽ nhân rộng ra các trường đại học khác”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số ngành Giáo dục chủ yếu là thay đổi mô hình, thay đổi cách tiếp cận.

Ví dụ, trước đây học chữ là chính, nay sinh viên cần làm nhiều hơn, thông qua làm để học.

Bởi vậy, cơ sở đại học cần nhiều phòng lab hơn. Đại học nên làm việc với doanh nghiệp để đưa phòng lab vào đại học.

Vừa qua, Viettel đã tặng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông một phòng lab, mô phỏng trọn vẹn một mạng điện thoại di động để sinh viên có thể trực tiếp thực tập và phát triển ứng dụng mới như trên mạng di động thực.

Trước đây giáo viên dạy là chính, để có nhiều giáo viên dạy giỏi là không dễ, các tỉnh vùng sâu vùng xa càng khó có nhiều giáo viên dạy giỏi.

Nay giáo viên sẽ là người hướng dẫn nhiều hơn, giáo viên giỏi nhất sẽ làm bài giảng trực tuyến và phổ cập đến tất cả các trường.

Các giáo viên còn lại sẽ là người hướng dẫn công việc dạy học, vì thế sẽ thuận lợi hơn. Dạy thì từ xa nhưng hướng dẫn thì trực tiếp.

Một số cấp học, nhất là học đại học có thể cho phép sinh viên học ở bất cứ đâu, cách nào cũng được.

Nhưng nếu thi đạt ở một tổ chức uy tín do Bộ GD&ĐT quyết định thì coi như hoàn thành môn học đó. Tức là sẽ quản cho tốt đầu ra.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Thế giới ngày nay, mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống, giữ cái gốc cái nền của nhà mình;

Tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy.

Bộ GD&ĐT cân nhắc nên đưa ba cả môn này thành ba môn học bắt buộc ở cấp phổ thông”.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, hiện nay, học sẽ là học cả đời. Công nghệ, cuộc sống thay đổi nhanh, bắt buộc phải học cả đời, cũng như đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ là nhu cầu thường xuyên. Bởi vậy nên cân nhắc rút ngắn thời gian học chính thức.

Việt Nam có lợi thế là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số mạnh, có thể phát triển các nền tảng số cho Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT hãy đặt ra các bài toán, Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành phát triển. Và thực tế, nhiều nền tảng giáo dục hiện nay đã ra đời, nhất là trong giai đoạn COVID -19.

Bộ GD&ĐT cân nhắc thay đổi một số quy định, để chính thức hoá tỷ lệ học trực tuyến, thí dụ 15-30% ngay cả khi không còn COVID -19.

Học trực tuyến sẽ thúc đẩy nhanh chóng kỹ năng số của cả giáo viên, học sinh, cũng như thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số GD&ĐT giữa thành phố và vùng sâu, vùng xa.

Chuyển đổi số giáo dục chủ yếu là thay đổi thể chế. Một cuộc cách mạng về thể chế, về mô hình đào tạo, về cách tiếp cận GD&ĐT và về cách làm GD&ĐT.

Cuộc cách mạng về mô hình này được thúc đẩy và hỗ trợ bởi công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghệ đã và đang thúc đẩy một cách mạng về thể chế, về mô hình mới.

Cuối cùng Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Ngành GD&ĐT hãy có niềm tin rằng, công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã sẵn sàng giải quyết hầu hết các bài toán mà ngành GD&ĐT có thể đặt ra.

Sẵn sàng đáp ứng xu thế của đào tạo tương lai, thời gian đào tạo ngắn hơn, gắn liền với thực tế hơn, nội dung bám sát vào những kiến thức, kỹ năng cần thiết, học từ thực tiễn với mô hình “On-the-job-training”, và học tập suốt đời.

Công nghệ cũng đã sẵn sàng cho thí điểm đại học số, với nhiều khoá học trực tuyến 100%, cũng sẵn sàng các nền tảng học đại trà MOOC, sẵn sàng đáp ứng đồng thời cả hai mục tiêu là phổ cập và cá thể hoá”.

Trinh Phúc

Tin khác

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

(CLO) Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Giáo dục
Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

(CLO) Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu toàn ngành tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học.

Giáo dục
Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng Ban Chỉ đạo các kỳ thi năm 2024 nhấn mạnh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 2 kỳ thi quan trọng, cần được tổ chức công khai, minh bạch, công bằng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi.

Giáo dục
Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

(CLO) Tới đây, mọi thủ tục thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.

Giáo dục
Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục