(CLO) Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, có đường cao tốc mới đi nhanh, thuận tiện, không mất phí thì các phương tiện đổ dồn ra. Sắp tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về ban hành chính sách thu phí trên cao tốc nhà nước đầu tư để đảm bảo lưu lượng hài hoà giữa các tuyến đường.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 07/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, điều hành phiên chất vấn.
Cát biển đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền
Tham gia phiên chất vấn tại Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Minh Trang - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long đặt vấn đề với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng về tiến độ nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường.
“Tình hình triển khai cho đến nay như thế nào? Việc sử dụng cát biển để thay thế cát sông trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách về nguồn nguyên liệu cho các dự án đường cao tốc Bắc - Nam có khả thi hay không?”, bà Trang đặt câu hỏi với Bộ trưởng Thắng.
Cùng với đó, bà Nguyễn Minh Trang cũng nêu vấn đề, dự báo sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, thì các tuyến BOT trên quốc lộ 1A sẽ bị san tải lưu lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của các nhà đầu tư.
“Có bao nhiêu dự án BOT bị ảnh hưởng? Bộ trưởng có giải pháp gì để đảm bảo hài hoà lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp”, đại biểu đoàn Vĩnh Long chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
Trả lời chất vấn, về vấn đề nghiên cứu cát biển làm vật liệu xây dựng đắp nền, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết để đáp ứng nhu cầu cát đắp nền cho các dự án giao thông, nhất là tại khu vực ĐBSCL, tháng 3/2023, Thủ tướng đã giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) triển khai, nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm hạ tầng giao thông và xây dựng. Bộ GTVT đã thành lập tổ để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng (gồm các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học…)
Bên cạnh các hội nghị, hội thảo, Bộ GTVT đã triển khai việc thí điểm sử dụng cát biển trên các công trình giao thông tại khu vực ĐBCSCL. Kết quả thí điểm cho thấy, qua 5 lần quan trắc thì chất liệu cát biển đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền về các chỉ tiêu kỹ thuật (sức tải, độ ổn định…) của công trình. Có giá trị tương tự khi sử dụng cát sông, cũng như chưa có biểu hiện ảnh hưởng đến môi trường, cây trồng ở các khu vực xung quanh.
Hiện theo yêu cầu của các chuyên gia, Bộ GTVT và Bộ TN&MT đang mở rộng mẫu thí nghiệm cát biển ra nhiều vùng biển khác nhau: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Ông Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, dự kiến trên tháng 12, hội đồng đánh giá cấp Bộ sẽ họp và đánh giá kết quả. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thủ tục để mở rộng diện tích thí điểm với một số dự án đường cao tốc cũng như cho phép cát biển làm vật liệu san lấp.
“Việc khai thác cát biển phải bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường”, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Trang - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long.
Sẽ có chính sách thu phí trên cao tốc nhà nước đầu tư
Về việc khi các dự án cao tốc triển khai hoàn thành, thì có một số dự án BOT dọc quốc lộ 1A bị ảnh hưởng, về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ GTVT đã chủ động đánh giá nhận diện và thấy rằng khi khánh thành các tuyến đường cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn - Diễn Châu, Phan Thiết - Dầu Giây - Vĩnh Hảo thì 2 dự án BOT đã bị ảnh hướng lớn. Như tại Đồng Nai, một dự án BOT sụt giảm đến 77,6% doanh thu, còn dự án tại Phan Thiết giảm tới 86% doanh thu.
“Có đường cao tốc mới đi nhanh, thuận tiện, không mất phí thì đương nhiên các phương tiện đổ dồn ra. Bộ GTVT đã nhận diện và đang trình Chính phủ và sắp tới trình Quốc hội về ban hành chính sách thu phí trên cao tốc nhà nước đầu tư để đảm bảo lưu lượng hài hoà giữa các tuyến đường, cũng như đảm bảo hiệu quả cho các tuyến BOT”, ông Thắng nêu rõ.
Ông Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự kiến trong thời gian tới có 14 dự án BOT bị ảnh hưởng và phân lưu. Bộ GTVT sẽ theo dõi sát khi các tuyến cao tốc đi vào vận hành sẽ đánh giá mức độ sụt giảm doanh thu, hợp đồng BOT ký kết và các quy định pháp luật để Bộ GTVT có kiến nghị Chính phủ và Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương tranh luận.
Dùng ngân sách để hỗ trợ dự án phải dừng kinh doanh sớm
Cũng liên quan đến các dự án BOT giao thông, ĐBQH Quốc hội Nguyễn Quang Huân - đoàn ĐBQH Bình Dương tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT về giải pháp cho 8 dự án BOT thua lỗ là giảm lợi nhuận chủ đầu tư, giảm lợi nhuận vốn của ngân hàng.
Ông Nguyễn Quang Huân cho rằng đây sẽ là cuộc đàm phán không cân bằng vì bản chất của ngân hàng là kinh doanh vốn, nếu giảm lợi nhuận thì họ có đứng vững được hay không?. Còn doanh nghiệp khi đầu tư bỏ tiền đồng, thu tiền hào, liệu có ảnh hưởng niềm tin của họ hay không? "Chim sẻ hoang mang thì đại bàng lo lắng, nên cần rất cân nhắc giải pháp này", ông Huân nói.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị dùng ngân sách Nhà nước mà Bộ GTVT được phân bổ để cơ cấu, hỗ trợ dự án phải dừng kinh doanh sớm. "Nếu không hỗ trợ được một lần, một năm thì có thể chia làm nhiều năm, nhiều lần nhưng cần công bố công khai", ông Huân nói.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đối với 8 dự án BOT hiện nay, Bộ GTVT đang làm việc sát sao với nhà đầu tư, ngân hàng "trên cơ sở đàm phán” vì đây là hợp đồng ký giữa hai bên. Nguyên tắc thực hiện là lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. "Đây là vấn đề Chính phủ, Quốc hội, Bộ GTVT đang nghiên cứu để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi được vốn", ông Thắng nhấn mạnh.
Về khả năng nhà đầu tư giảm lợi nhuận hay ngân hàng giảm lãi, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đây là điều cần thiết còn mức độ như thế nào là dựa vào đàm phán, khả năng thuyết phục giữa nhà đầu tư và ngân hàng.
"Không thể ấn định rằng nhà đầu tư không có lãi hay ngân hàng phải miễn lãi toàn bộ", Bộ trưởng Bộ GTVT nói và đề xuất dùng ngân sách mua lại toàn bộ 5 dự án, còn 3 dự án được hỗ trợ dưới 50% theo quy định pháp luật.
(CLO) Tối 31/3 (mùng 3/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Lễ hội Phủ Dầy năm Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc, thu hút hàng nghìn du khách và tín đồ thập phương về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.
(CLO) Chính phủ Nhật Bản dự kiến phân bổ hơn 20 nghìn tỷ yên (133,28 tỷ USD) trong kế hoạch phục hồi quốc gia kéo dài 5 năm, bắt đầu từ năm tài chính tiếp theo.
(CLO) Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, phía Bộ giao cho Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tìm hiểu, kiểm tra thông tin liên quan đến vụ việc ồn ào của streamer, nhạc sĩ ViruSs.
(CLO) Ít nhất 17 chiếc xe Tesla đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn tại một đại lý ở ngoại ô Rome vào sáng thứ Hai, theo thông tin từ lực lượng cứu hỏa Ý.
(CLO) VTV3 sắp ra mắt chuỗi chương trình truyền hình thực tế "Hành Trình Kết Nối Xanh", gồm 60 tập, lan tỏa tinh thần sống xanh và kết nối con người với thiên nhiên.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Công an tỉnh Nghệ An nhận thấy các đối tượng lừa đảo trực tuyến đang tiếp tục sử dụng thủ đoạn dụ dỗ nạn nhân làm cộng tác viên chốt đơn hàng online. Thủ đoạn này tuy không mới và đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhưng vẫn có nạn nhân bị chiếm đoạt tiền.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 9 là Kỳ họp có rất nhiều nội dung quan trọng, trong đó, ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung thật sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; những vấn đề điều chỉnh, bổ sung luật, nghị quyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước.
(CLO) Để tiếp tục đẩy mạnh trụ cột hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và Bỉ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai hiệu quả và tận dụng tốt cơ hội to lớn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.453,74 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên để trợ giúp cho Nhân dân dịp giáp hạt đầu năm 2025.
(CLO) Thực hiện Quy chế và Chương trình làm việc năm 2025, ngày 31/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2, quý 1/2025.
(CLO) Theo Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2025, Bộ Nội vụ sẽ triển khai cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận 83-KL/TW ngày 21/6/2024, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
(CLO) Sáng 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam. Chương trình IAPP 2025 do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ phối hợp thực hiện.