(CLO) Hiện tượng nhiều học sinh lớp 12, sau khi biết mình đã đỗ đại học, đã bỏ bê nhiều môn, lười học, xem thường việc học đang để lại nhiều hệ lụy xấu cho việc dạy và học ở các trường THPT hiện nay, nhất là tại các trường chuyên.
Nhiều năm qua, các trường đại học áp dụng tuyển sinh sớm để thu hút thí sinh, tuy nhiên việc nhiều trường đua nhau tuyển sinh bằng nhiều phương thức tuyển sinh, hạ chuẩn đầu vào đã gây nên nhiều hệ lụy đối với giáo dục phổ thông.
Theo bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, việc tuyển sinh sớm đã bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học đối với học sinh lớp 12. Theo đó, Hà Nội nhiều năm nay là một trong những địa phương có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học thuộc diện cao nhất cả nước. Công việc phục vụ cho học sinh tuyển sinh đại học cũng vì thế tăng lên.
Trước sự thay đổi trong nội dung dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, bà Vương Hương Giang bày tỏ sự đồng thuận. Bởi theo bà Giang, việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh sớm đối với các trường đại học là điều rất cần thiết. Bà Giang cũng đồng ý với việc quy đổi điểm tương đương không thấp hơn điểm trúng tuyển theo điểm xét tuyển chung.
Tuyển sinh đại học cần đảm bảo công bằng và không ảnh hưởng đến việc dạy và học ở bậc phổ thông.
“Trong những năm qua, hỗ trợ học sinh xét tuyển sớm đã bộc lộ những tồn tại. Với mong muốn trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, các thí sinh đã làm nhiều hồ sơ đăng ký vào nhiều trường đại học. Sau Tết, các trường phổ thông mất rất nhiều thời gian công sức trong việc in sao học bạ, hoàn thiện hồ sơ của thí sinh trong khi đây là thời gian đang dạy và học của học kỳ II lớp 12.
Hơn nữa, sau khi có kết quả trúng tuyển, các em thường không quan tâm đến việc ôn tập vì chỉ cần đạt tốt nghiệp là đậu đại học. Việc này đã ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi và ảnh hưởng tâm lý ôn tập của các thí sinh khác. Vì vậy, việc hạn chế tuyển sinh sớm và đưa điểm chuẩn chung sau khi tiến hành quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển là hợp lý” – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nêu.
Bà Vương Hương Giang cũng nêu sự đồng thuận, việc xét tuyển phương thức điểm học bạ bắt buộc lấy kết quả của toàn lớp 12 của học sinh. Trong thời gian qua, vì các trường áp dụng xét tuyển sớm bằng phương thức xét tuyển điểm học bạ nhưng không lấy kết quả học kỳ II. Điều đó, đã xảy ra tình trạng học hành chểnh mảng nhiều môn học khác.
“Việc xét học bạ là kết quả của toàn lớp 12 của học sinh là cách để đánh giá toàn diện học sinh, không để các em học lệch hoặc bỏ một số môn học của học kỳ hai của năm lớp 12” - bà Vương Hương Giang chia sẻ.
Thực tế cho thấy, việc học sinh được xét tuyển sớm, khiến các em bỏ bê việc học tập trong quãng thời gian học kỳ 2 của lớp 12 là một hệ lụy cần thiết phải được nhìn nhận một cách khách quan. Chương trình lớp 12 rất quan trọng, trong đó chương trình của học kỳ 2 lớp 12 lại nằm vào những phần kiến thức nền tảng và được đánh giá rất hay.
Nếu việc học sinh biết trước kết quả đậu đại học nhưng không chịu học, bỏ bê việc học khi đang trong quá trình thu nhận kiến thức phổ thông là điều không thể để xảy ra kéo dài, cần có biện pháp chấm dứt.
Đề xuất bỏ xét tuyển sớm
Trong Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, quy định xét tuyển sớm không được vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh của các nhà trường. Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lý giải, quy định giới hạn 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm được căn cứ tình hình thực tiễn công tác tuyển sinh những năm qua, để việc xét tuyển sớm chỉ tập trung vào những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội, hạn chế tác động đến việc học tập của học sinh ở kỳ học cuối cùng năm lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT.
Bàn về đề xuất này của Bộ, nhiều lãnh đạo các trường đại học đề xuất bỏ hẳn xét tuyển sớm bởi hệ lụy gây ảnh hưởng xấu đến việc các em học tập chương trình phổ thông. Ông Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, đầu vào cũng quan trọng nhưng quá trình đào tạo ở đại học còn quan trọng hơn. Trước đây, chỉ có thi 4 tổ hợp các khối (khối A: Toán, Lý, Hóa; khối B: Toán Hóa Sinh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Toán, Văn, Anh) vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào và đào tạo vẫn có kết quả tốt.
Do đó, trong năm học này là năm đầu tiên áp dụng kết quả của chương trình THPT mới, vì thế cần đổi mới và làm ngay việc tuyển sinh. Tuyển sinh đại học cần cố gắng làm cho công bằng, tạo được sự đồng thuận trong dư luận xã hội và hài hòa lợi ích của các trường.
“Việc xét tuyển sớm đã bộc lộ nhiều bất cập, thực tế đang gây khó khăn cho việc dạy và học tại trường phổ thông. Vì thế, tôi đề nghị bỏ luôn xét tuyển sớm. Bởi việc cho phép tuyển sinh không quá 20% không còn có nhiều ý nghĩa trong tuyển sinh” – ông Lê Thành Bắc nêu.
Ông cũng cho rằng, việc yêu cầu tuyển sinh xét học bạ là xét cả năm học lớp 12 cũng rất cần thiết, tránh học sinh học lệch, bỏ học, không chú ý học tập sau khi biết mình đã đỗ đại học. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay mà thầy Lê Thành Bắc quan tâm nhất chính là vấn đề quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển. Tránh tình trạng mông lung, khó hiểu để các nhà trường dễ áp dụng trong thực tế.
Đồng tình với quan điểm của ông Lê Thành Bắc - Phó Giáo sư Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính cũng đề xuất nên bỏ hẳn phương thức xét tuyển sớm. Bởi ông Nguyễn Đào Tùng cho rằng, cần mạnh dạn bỏ xét tuyển sớm vì nó đang gây rối loạn cho hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. “Tại sao chúng ta không bỏ đi khi đã có quá nhiều lựa chọn trong tuyển sinh đại học. Tại Học viện Tài chính, khi chúng tôi hiểu bản chất của xét tuyển sớm đã quyết định bỏ không xét tuyển sớm” – ông Nguyễn Đào Tùng nêu.
Ông Nguyễn Đào Tùng cũng chỉ ra, việc triển khai xét tuyển sớm bộc lộ nhiều lúng túng trong thực hiện. Trong khi đó, chất lượng tuyển sinh lại là vấn đề. Kết quả học tập trong học bạ của học sinh luôn đặt ra vấn đề “có trung thực không”. Do đó cần mạnh dạn bỏ đi kết quả xét tuyển sớm.
“Việc ra Tết, các em không học hành. Nếu vì cạnh tranh của các trường đại học trong tuyển sinh mà làm xáo trộn việc học tập tại trường phổ thông là điều không nên” – ông Nguyễn Đào Tùng nêu. Ông Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đồng ý bỏ xét tuyển sớm.
Liên quan đến tuyển sinh đại học, nhiều vấn đề cũng được các lãnh đạo nhà trường đề cập đến. Theo ông Nguyễn Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cho rằng, việc có nhiều phương thức tuyển sinh tạo ra sự không công bằng trong tuyển sinh đại học. Kết quả học tập học bạ không dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT đã dẫn tới nhiều em trường chuyên học xong học kỳ 1, coi như đã xong, tập trung vào học một số môn, một số môn còn lại không chịu học, nên khi học lên đại học đều gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, ông Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cũng đồng thuận với việc siết chặt tuyển sinh sớm. Tạo sự công bằng giữa các phương thức tuyển sinh, điều đó sẽ hạn chế được các bất cập trong tuyển sinh đại học hiện nay.
Như vậy, qua các ý kiến của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến tuyển sinh đại học, có thể thấy việc xét tuyển sớm không còn mấy ý nghĩa đối với giáo dục đại học, trong khi đó nó tạo ra nhiều hệ lụy đối với học sinh phổ thông, khiến các em bỏ bê học tập đồng thời gây phiền hà, gánh nặng cho các trường phổ thông trong việc in sao học bạ, hoàn thiện hồ sơ xét tuyển của học sinh. Chính vì vậy, việc bỏ xét tuyển sớm là điều cần nên làm để chấn chỉnh lại việc học tập, không để tiếp tục xảy ra tình trạng chán học, lười học, xem thường việc học sau khi đã có kết quả trúng tuyển đại học.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.