Bộ Y tế triển khai Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" trong tháng 8

Thứ bảy, 03/08/2019 09:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng ban cùng với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện các đơn vị chuyên môn y tế, các cơ quan truyền thông đại chúng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham luận tại hội nghị tổng kết toàn quốc 10 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: ĐS&SK

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham luận tại hội nghị tổng kết toàn quốc 10 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: ĐS&SK

Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết toàn quốc 10 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” diễn ra ngày 2/8, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để việc triển khai Đề án đạt được hiệu quả cao, ngành y tế đã tập trung vào 3 nội dung, nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thuốc trong nước; Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông về Đề án; Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước.

Cùng với 3 nội dung trên, Bộ  Y tế cũng từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhiều quy định để ưu tiên khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dược trong nước như: Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Dược năm 2016 đã quy định danh mục không chào thầu thuốc nhập khẩu trên cơ sở nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

Cụ thể, Bộ Y tế cũng đã ban hành các Thông tư (Thông tư 01/2012, Thông tư 11/2012, Thông tư 36/2013, Thông tư 15/2019) quy định một nhóm thầu riêng cho các thuốc trong nước sản xuất trên dây chuyền đạt WHO-GMP để khuyến khích sản xuất, sử dụng thuốc trong nước.

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 03 ngày 28/3/2019 về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp tăng 7 lần từ 146 thuốc (năm 2016) lên 640 thuốc (năm 2019) sản xuất trong nước, không chào thầu thuốc nhập khẩu...

Ngoài ra, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều chương trình để quảng bá, tuyên truyền cho thuốc sản xuất trong nước, như chương trình Ngôi sao thuốc Việt lần 1 (năm 2014) đã bình chọn và vinh danh cho 62 sản phẩm và 30 doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước và đang tiếp tiếp tục tổ chức chương trình Ngôi sao thuốc Việt lần 2.

Với tất cả những giải pháp đồng bộ trên, tỷ lệ giá trị và số lượng thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã tăng dần qua từng năm.

Theo báo cáo của các sở y tế, tỷ lệ trung bình giá trị thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện có sự tăng nhanh qua các năm, từ mức 46,62% năm 2013 tăng lên 63,53% năm 2018.

Riêng tuyến tỉnh, trong thời gian qua tỷ lệ dùng thuốc sản xuất trong nước đã tăng từ 34,1% (năm 2013) lên 57,0% (năm 2018), vượt mức mục tiêu đề ra năm 2020 là 50%; đối với tuyến huyện đạt 76,62% năm 2018 vượt mức mục tiêu đến năm 2020 là 75%.

Điển hình, một số tỉnh có tỷ lệ thuốc trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao như: Phú Yên (87%), Quảng Bình (76,9%), Tuyên Quang (76,46%)…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhận định, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai Đề án vẫn còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm trong thời gian tới như: Tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước tại một số bệnh viện tuyến TW còn thấp; Chưa có nhiều các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất dược trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường.

Lương Minh

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe