Bồi dưỡng nhân lực cao cho người dân tộc thiểu số cần cú hích từ chính sách

Thứ hai, 16/12/2024 19:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, ngoài hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình thì cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…

Ngày 16/12, tại Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Tọa đàm tham vấn với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia lĩnh vực liên quan đến nội dung của Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số trong các ngành/nhóm ngành/lĩnh vực: Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng, đào tạo giáo viên”.

Theo đó, Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ GD&ĐT được Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án.

boi duong nhan luc cao cho nguoi dan toc thieu so can cu hich tu chinh sach hinh 1

Giáo dục sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án trong năm 2025, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1938/QĐ-GDĐT ngày 17/7/2024 thành lập Ban nghiên cứu, Tổ biên tập đề xuất xây dựng Đề án.

Các thành viên đến từ nhiều Bộ, ngành, cơ sở giáo dục đại học khác nhau có liên quan đến các đối tượng của Đề án. Đến nay, dự thảo báo cáo nghiên cứu đề xuất xây dựng Đề án đã cơ bản hoàn thiện.  

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho biết: Đề án góp phần đạt mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030; 

Đề xuất và triển khai sau khi được phê duyệt các cơ chế chính sách, kinh phí thực hiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Đề án sẽ tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng;

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời, Đề án sẽ xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học, các địa phương và các tổ chức liên quan tại địa phương có cơ sở pháp lý và nguồn kinh phí để cùng phối hợp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

Tạo môi trường đề xuất chính sách trợ giúp đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số cho cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Đề án cũng phát huy và tận dụng thế mạnh của chuyển đổi số trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung.

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS Phạm Ngọc Toàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ thực trạng đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số trong các nhóm ngành tại các cơ sở giáo dục đại học.

Trong đó, theo thống kê, năm 2022 cả nước có 2.145.426 sinh viên đại học, trong đó có 125.414 sinh viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 5,84%. Tổng số sinh viên đại học toàn quốc tốt nghiệp là 245.137 sinh viên.

Trong đó, số sinh viên đại học người dân tộc thiểu số tốt nghiệp là 14.722 sinh viên, chiếm tỷ lệ 6,0%.

Số lượng sinh viên, học viên sau đại học ngày càng tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý.

Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh người dân tộc thiểu số còn thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.

Tại tọa đàm, các đại tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về những nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, gồm: Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số;

Xây dựng, quản lý, phát triển chương trình đào tạo người dân tộc thiểu số trình độ đại học trở lên trong các ngành/nhóm ngành/lĩnh vực: Sức khỏe (chủ yếu là Y khoa và Dược học), Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, đào tạo giáo viên; thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, tạo việc làm cho sinh viên người dân tộc thiểu số sau khi học;

Nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo đại học và các bên liên quan có tham gia vào quá trình đào tạo các ngành, nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo người dân tộc thiểu số trình độ đại học trở lên;

Hỗ trợ học sinh phổ thông dân tộc nội trú được định hướng, tạo nguồn và hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số học tập trong các ngành/nhóm ngành/lĩnh vực trên.

Đánh giá đề án không chỉ là một chương trình, mà còn là chiến lược dài hạn nhằm phát triển bền vững cộng đồng dân tộc thiểu số, thể hiện vai trò to lớn của các cơ sở giáo dục đại học trong phát triển nguồn nhân lực vùng và đất nước, PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết: Là một trong ba Đại học vùng, là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của khu vực Trung du, miền núi Bắc bộ, trong 30 năm qua, Đại học Thái Nguyên đã cung cấp cho vùng trung du và miền núi Bắc bộ và đất nước trên 200.000 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, với gần 33.000 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 268 cán bộ có trình độ tiến sĩ, trên 2.600 bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II và 122 bác sĩ nội trú.

Trong đó, có trên 30% là người dân tộc thiểu số, nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ chủ chốt của địa phương, doanh nghiệp.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số như sự thiếu đồng bộ trong việc triển khai các nghị quyết, khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng của người dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế;

Công tác hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số chưa được nhiều;

Khả năng tiếp cận thông tin, định hướng nghề nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số còn khó khăn. Hầu hết vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn ở lõi nghèo, cơ hội tiếp cận với nền giáo dục trình độ cao còn hạn chế.

Vì vậy, những nội dung của Đề án đã bám sát thực tiễn, bền vững, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Là một trong những trường đại học có tỷ lệ sinh viên người dân tộc thiểu số cao nhất, với hơn 50% sinh viên là người dân tộc thiểu số, ông Nguyễn Chí Hiểu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên cho rằng, để nâng cao hiệu quả đào tạo, cần có những chính sách thu hút, tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp;

Hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình và đặc biệt là cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…

Về phía Sở GD&ĐT, với hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai kiến nghị, cần tập trung, cụ thể hóa các chế độ chính sách để các em học sinh được đến trường;

Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của các trường, nên ưu tiên những nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, thể chất, tâm lý, tinh thần, công tác xã hội trong trường học.

Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang chia sẻ, cần gia tăng hiệu quả bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các hệ thống cơ quan Nhà nước tại địa phương;

Triển khai hiệu quả công tác cử tuyển; đào tạo cử tuyển phải gắn liền với quy hoạch nguồn nhân lực, nguồn cán bộ của địa phương, của vùng...

Cảm ơn các ý kiến đóng góp cho báo cáo nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án do nhóm chuyên gia và Vụ Giáo dục Đại học đã tiến hành xây dựng trong thời gian vừa qua, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho biết, ban soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến để hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực trong quá trình xây dựng Đề án, chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng chương trình kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án theo từng giai đoạn và phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới;

Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để hoàn thiện cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý.

Trinh Phúc

Tin mới

Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành: Sân chơi của tình đoàn kết, cống hiến và đam mê

Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành: Sân chơi của tình đoàn kết, cống hiến và đam mê

(CLO) Ngày 16/12, Sau một ngày thi đấu căng thẳng và đầy kịch tính tại sân vận động Nhà văn hóa phường Yên Hòa, quận Cầu giấy, Hà Nội, Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành lần thứ X năm 2024 đã chính thức khép lại. CLB Báo chí Hà Tây đã vượt qua 6 đội bóng còn lại để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng.

Thể thao
Bảo đảm bộ máy thực sự “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”

Bảo đảm bộ máy thực sự “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”

(CLO) Chiều 16/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Hà Nội: Xe máy đâm vào xe đầu kéo, 3 thiếu niên thương vong

Hà Nội: Xe máy đâm vào xe đầu kéo, 3 thiếu niên thương vong

(CLO) Chiếc xe máy kẹp 3 di chuyển trên quốc lộ 6 khi tới khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bất ngờ đâm vào xe đầu kéo khiến 1 người chết, 2 người bị thương.

Đời sống
Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Hạt quản lý đường bộ chỉ rõ nhiều sai phạm của bãi vật liệu xây dựng tại Cẩm Thịnh

Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Hạt quản lý đường bộ chỉ rõ nhiều sai phạm của bãi vật liệu xây dựng tại Cẩm Thịnh

(CLO) Mặc dù Hạt quản lý đường bộ Cẩm Xuyên đã chỉ rõ nhiều hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với ông Hà Văn Bổng, chủ bãi tập kết vật liệu xây dựng ở thôn Tân Thuận, xã Cẩm Thịnh và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả trả về nguyên trạng ban đầu, nhưng ông Hà Văn Bổng vẫn chưa chấp hành.

Môi trường và cuộc sống
Brad Pitt từ chối hợp đồng 60 triệu USD để 'tái hợp' vợ cũ Angelina Jolie trên màn ảnh

Brad Pitt từ chối hợp đồng 60 triệu USD để 'tái hợp' vợ cũ Angelina Jolie trên màn ảnh

(CLO) Brad Pitt đã thẳng thắn từ chối một lời đề nghị trị giá 60 triệu USD để tái hợp với vợ cũ Angelina Jolie trong một bộ phim tình cảm.

Giải trí
Trấn Thành nói gì về việc 'độc chiếm' thị trường phim Tết, chèn ép Thu Trang?

Trấn Thành nói gì về việc 'độc chiếm' thị trường phim Tết, chèn ép Thu Trang?

(CLO) Trong 3 phim Việt phát hành dịp Tết, có đến 2 dự án của Trấn Thành. Nói về việc này, Trấn Thành cho biết, không có ý định 'độc chiếm' thị trường phim Tết.

Giải trí
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản

(CLO) Chiều tối 16/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) cùng Đoàn đại biểu tỉnh đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tin tức
Đắk Lắk: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính lĩnh vực xuất bản

Đắk Lắk: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính lĩnh vực xuất bản

(CLO) Ngày 16/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh ĐắkLắk đã tổ chức xử lý tiêu hủy tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất bản trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/12: Miền Bắc chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn

Dự báo thời tiết ngày 17/12: Miền Bắc chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 17/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm không mưa, ngày nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét. Khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa rào rải rác. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.

Tin tức
Bồi dưỡng nhân lực cao cho người dân tộc thiểu số cần cú hích từ chính sách

Bồi dưỡng nhân lực cao cho người dân tộc thiểu số cần cú hích từ chính sách

(CLO) Theo các chuyên gia, ngoài hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình thì cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…

Giáo dục
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh lây lan trong mùa đông xuân

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh lây lan trong mùa đông xuân

(CLO) Theo Bộ Y tế, hiện nay đang trong giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sức khỏe
Chính phủ ưu tiên đầu tư nâng cấp 6 Bệnh viện ngang tầm quốc tế

Chính phủ ưu tiên đầu tư nâng cấp 6 Bệnh viện ngang tầm quốc tế

(CLO) Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp 06 Bệnh viện ngang tầm quốc tế gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 175.

Tin tức
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt trên 1,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Lào đạt trên 1,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

(CLO) Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Lào và Việt Nam được tăng cường. Kim ngạch thương mại song phương đạt trên 1,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 28,26% so với cùng kỳ năm 2023; đặc biệt hai bên đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc tại một số dự án trọng điểm. 

Tin tức
Trưởng Công an huyện có quyền ban hành quyết định kiểm tra chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

Trưởng Công an huyện có quyền ban hành quyết định kiểm tra chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2024/NĐ-CP ngày 16/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường. Trong đó, quy định Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin tức
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể vừa ký Quyết định số 144/QĐ-BCĐQGKTTT ngày 16/12/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Theo Quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Khởi tố nhóm đối tượng trục lợi tiền bảo hiểm ở Thanh Hóa

Khởi tố nhóm đối tượng trục lợi tiền bảo hiểm ở Thanh Hóa

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 16 đối tượng trong đường dây trục lợi bảo hiểm về các tội: “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

Khởi tố vụ nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ ở Thanh Hóa

Khởi tố vụ nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ ở Thanh Hóa

(CLO) Liên quan đến vụ việc nữ sinh Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị đánh hội đồng dẫn tới gãy đốt sống cổ xảy ra hôm 5/10/2024, cơ quan công an đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can về hành vi cố ý gây thương tích.

Giáo dục
Hợp tác chiến lược giữa Mobifone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục

Hợp tác chiến lược giữa Mobifone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục

(CLO) Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã diễn ra chiều ngày 13/12/2024 tại Hà Nội với sự hiện diện và chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai đơn vị.

Giáo dục
Hợp tác chiến lược giữa MobiFone và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

Hợp tác chiến lược giữa MobiFone và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã diễn ra chiều ngày 13/12/2024 tại Hà Nội với sự hiện diện và chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai đơn vị.

Giáo dục
Bộ giáo dục & Đào tạo vừa siết tuyển sinh, nhiều trường đã nói không với tuyển sinh bằng điểm học bạ

Bộ giáo dục & Đào tạo vừa siết tuyển sinh, nhiều trường đã nói không với tuyển sinh bằng điểm học bạ

(CLO) Tuyển sinh đại học bằng học bạ đang tạo ra những bất cập, bất công, thiếu minh bạch trong xét tuyển đầu vào, đặc biệt ở những ngành có tỷ lệ chọi rất cao.

Giáo dục
Đưa nội dung quyền con người vào trong trường học

Đưa nội dung quyền con người vào trong trường học

(CLO) Việc giáo dục đưa quyền con người vào trường học giúp học sinh được nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam.

Giáo dục
Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, từ chủ trương đến thực tiễn

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, từ chủ trương đến thực tiễn

(CLO) Công tác biên soạn sách giáo khoa hiện nay đã thu hút 2656 tác giả, 7 nhà xuất bản và 12 công ty tham gia.

Giáo dục
5 chương trình đào tạo của HaUI vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET

5 chương trình đào tạo của HaUI vừa được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET

Với việc áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của ABET và được công nhận đạt chuẩn kiểm định ABET, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã định vị thương hiệu, văn hóa chất lượng giáo dục trên bản đồ giáo dục Việt Nam và thế giới.

Giáo dục
Bỏ tuyển sinh sớm: Cần làm ngay để chấn chỉnh việc dạy và học ở phổ thông

Bỏ tuyển sinh sớm: Cần làm ngay để chấn chỉnh việc dạy và học ở phổ thông

(CLO) Hiện tượng nhiều học sinh lớp 12, sau khi biết mình đã đỗ đại học, đã bỏ bê nhiều môn, lười học, xem thường việc học đang để lại nhiều hệ lụy xấu cho việc dạy và học ở các trường THPT hiện nay, nhất là tại các trường chuyên.

Giáo dục
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đề nghị Trường Đại học Giao thông Thượng Hải hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đề nghị Trường Đại học Giao thông Thượng Hải hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành đường sắt tốc độ cao

(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất, trong thời gian tới, Việt Nam dự kiến sẽ triển khai các đại dự án về đường sắt tốc độ cao. Đề nghị Trường Đại học Giao thông Thượng Hải hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực về đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị và các lĩnh vực có liên quan.

Giáo dục