Bốn năm vẫn khuyết CEO chính thức, nợ xấu VietABank tăng đột biến, nợ quá hạn 'tiềm ẩn' xấu hơn nghìn tỷ

Thứ ba, 09/07/2024 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nợ quá hạn nhóm 2 của VietABank đến cuối năm 2022 ghi nhận hơn 1.100 tỷ đồng, con số này chuyển quá nửa sang nợ nhóm 3 sau một năm và đến hết quý I/2024 tiếp tục trở thành gánh nặng nợ xấu. Diễn biến bất thường xảy ra trong giai đoạn ngân hàng vẫn chưa được phê duyệt chức danh CEO, khi bốn năm liên tiếp chỉ có quyền Tổng giám đốc.

Là một ngân hàng thuộc nhóm dưới của hệ thống, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã CK: VAB) thường ít được thị trường chú ý dù đã đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Đến cuối quý I/2024, tổng tài sản của ngân hàng mẹ VietABank chỉ hơn 100.000 tỷ đồng, với vốn điều lệ gần 5.400 tỷ - con số trong nhóm thấp nhất hệ thống ngân hàng.

bon nam van khuyet ceo chinh thuc no xau vietabank tang dot bien no qua han tiem an xau hon nghin ty hinh 1

VietABAnk có hàng nghìn tỷ đồng nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu. Ảnh: TL

Bài liên quan

Tuy nhiên, cái tên VietABank lại “đặc biệt” ở chỗ, ngân hàng này là một trong những nhà băng có biến động quy mô nợ xấu hàng đầu, cùng với những thay đổi về nhân sự điều hành liên tục trong gần 10 năm trở lại đây. Ở đó, sự xuất hiện và rời đi của những người “họ Phương” là một chi tiết đáng chú ý.

Nợ xấu ngày càng xấu

Hết năm 2023, VietABank ghi nhận lãi trước thuế hợp nhất hơn 928 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước do tăng đột biến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Các nguồn thu ngoài lãi giảm sâu dù không đóng góp nhiều vào tỷ trọng thu nhập. Điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh doanh của VietABank năm trước đến từ khoản lãi hơn 410 tỷ đồng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Ở chiều ngược lại, ngân hàng trích hơn 675 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (năm trước chỉ trích 61 tỷ đồng), khiến lợi nhuận giảm mạnh.

Tuy nhiên, chi tiết đáng chú ý hơn cả là nợ dưới chuẩn - nợ nhóm 3 - tại thời điểm cuối năm gấp 40 lần đầu năm.

Tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2023 của VietABank là 1.127 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 40 lần khi tăng vọt lên 574 tỷ đồng so với con số hơn 14 tỷ đồng cuối năm 2022. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,53% lên 1,63%.

Nếu nhìn trong khung thời gian dài hơn, việc quản lý chất lượng nợ vay của VietABank có xu hướng xấu đi đáng kể. Cuối năm 2022, ngân hàng này bắt đầu ghi nhận nợ quá hạn (nợ nhóm 2) hơn 1.100 tỷ đồng, trong khi nợ nhóm 3 và 4 chỉ vỏn vẹn vài chục tỷ. Theo đó, nhiều khả năng các khoản nợ quá hạn tiếp tục “xấu đi” khiến nợ nhóm 3 tăng vọt.

Quý I năm nay, tình hình nợ xấu của nhà băng top dưới này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Đến cuối quý I/2024, nợ nhóm 3 của VietABank tăng tiếp hơn 35%, lên gần 780 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 và 5 cũng tăng, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn lên gấp rưỡi cùng kỳ.

Bốn năm chưa có CEO chính thức

Một chi tiết đáng quan tâm khác của VietABank là nhân sự điều hành.

Tháng 7/2020, HĐQT VietABank đã phân công ông Nguyễn Văn Trọng làm Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành, thay thế CEO Nguyễn Văn Hảo bị miễn nhiệm. Hơn một năm sau đó, tháng 9/2021, ông Trọng được giao trọng trách quyền Tổng Giám đốc ngân hàng.

Như những trường hợp trước đó của VietABank, thông thường lãnh đạo giữ vị trí quyền Tổng giám đốc sẽ được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phê duyệt chỉ vài tháng tới hơn một năm sau đó. Tuy nhiên, đến giữa năm 2024, tức hơn ba năm sau, ông Trọng vẫn chỉ nắm vị trí “quyền”, thay vì chức danh Tổng giám đốc.

Trong quyết định mới công bố cuối tháng 6, lãnh đạo quê Bắc Ninh này tiếp tục được bổ nhiệm giữ vị trí quyền Tổng giám đốc VietABank, cho tới khi có quyết định khác.

Ông Trọng giữ vai trò lãnh đạo VietABank có thể xem là dài nhất trong gần 10 năm nay, khi “ghế nóng” của ngân hàng này đã biến động liên tục.

Tháng 9/2013, bà Phương Thanh Nhung - trước đó là Kế toán trưởng được bổ nhiệm làm quyền Tổng giám đốc thay cho ông Phạm Duy Hiếu, chính thức làm TGĐ từ tháng 11/2014.

Bà Nhung là cháu gái ông Phương Hữu Việt và cũng là Tổng giám đốc thứ hai được bổ nhiệm dưới thời Chủ tịch Tập đoàn Việt Phương.

Dù là người “họ Phương”, song bà Phương Thanh Nhung chỉ ngồi "ghế" CEO VietABank được gần 3 năm, trước khi bị miễn nhiệm vào tháng 5/2016, mở ra một giai đoạn xáo trộn vị trí điều hành cao nhất tại VietABank suốt một năm sau đó.

Thay thế bà Nhung là ông Nguyễn Văn Hảo với chức phụ Phó TGĐ phụ trách điều hành. Ít tháng sau, HĐQT VietABank miễn nhiệm ông Hảo từ đầu tháng 9/2016, để bổ nhiệm Quyền TGĐ đối với ông Lê Xuân Vũ và sau đó là chức vụ TGĐ vào cuối tháng 11/2016.

Dù vậy, vị cựu Phó TGĐ Techcombank cũng không "trụ" được lâu. Trung tuần tháng 3/2017, ông Vũ bị miễn nhiệm TGĐ, người thay thế với vai trò Quyền TGĐ lại chính là ông Nguyễn Văn Hảo. Ông Hảo được NHNN chấp thuận và chính thức được bổ nhiệm làm TGĐ VietABank từ tháng 7/2017, cho tới trước khi bị miễn nhiệm cuối tháng 6/2020.

Ánh Dương

Bình Luận

Tin khác

VN-Index chỉnh sâu dưới 1.240 điểm, khối ngoại tăng mua

VN-Index chỉnh sâu dưới 1.240 điểm, khối ngoại tăng mua

(CLO) Áp lực bán gia tăng khiến chỉ số VN-Index giảm hơn 12 điểm, xuống dưới mức 1.240 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (16/9).

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas khai trương văn phòng mới tại Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas khai trương văn phòng mới tại Hồ Chí Minh

Sáng ngày 16.09.2024, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) tổ chức khai trương văn phòng mới tại thành phố Hồ Chí Minh với không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại khu vực phía Nam

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Tài chính - Bảo hiểm
Mía đường Sơn La (SLS) trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 200%

Mía đường Sơn La (SLS) trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 200%

(CLO) Mía đường Sơn La (SLS) chi 198 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, tương đương tỷ lệ chi trả 200%.

Tài chính - Bảo hiểm
Liên tục trúng các gói thầu 'khủng' sát giá dự toán tại Hòa Bình nhưng kết quả kinh doanh lại 'bèo bọt', đứng sau công ty Hoàng Sơn là ai?

Liên tục trúng các gói thầu 'khủng' sát giá dự toán tại Hòa Bình nhưng kết quả kinh doanh lại 'bèo bọt', đứng sau công ty Hoàng Sơn là ai?

(CLO) Tại tỉnh Hoà Bình, Công ty Cổ phần năng lượng – Xây dựng – Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) khá nổi tiếng trong lĩnh vực đấu thầu, nhiều năm nay liên tục trúng các gói thầu 'khủng' với tổng giá trị hàng nghìn tỷ cùng mức tiết kiệm... "nhỏ giọt" tới sát giá. Mặc dù doanh thu của liên tục tăng, nhưng lợi nhuận lại khá thấp, nhờ đó thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty Hoàng Sơn đóng góp vào ngân sách Nhà nước cũng rất "bèo".

Tài chính - Bảo hiểm