Bóng ma HIV ở Phú Thọ: Ai sẽ phải giật mình?

Thứ năm, 16/08/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Y tế dự phòng Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu: loại trừ đậu mùa, bại liệt, uốn ván sơ sinh,… được Tổ chức Y tế thế giới vinh danh là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, điểm sáng về phòng chống HIV/AIDS. Thế rồi hôm nay, khi bóng ma HIV/AIDS bất ngờ xuất hiện một lần nữa, gieo rắc nỗi kinh hoàng tại xã vùng cao Kim Thượng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ), ai sẽ phải giật mình?

1. Trong một ngày bình yên, 42 con người ở xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) bị kết án tử bởi tờ giấy ghi kết quả xét nghiệm, trong số đó có cả thanh niên, trung niên, cả cụ già 80 tuổi và cháu bé mới 18 tháng.

Về con số 42 người mắc HIV chỉ trong một xã, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho rằng, đây không phải là “tự nhiên” hay nhiều người dân “bỗng dưng nhiễm H”, như thông tin phản ánh ban đầu, mà là sự vào cuộc giám sát chuyên biệt của cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phát hiện bất thường từ giám sát thường quy. Đồng thời, ông Hoàng Đình Cảnh nhận định: Cao nhưng chưa… bất thường (!?).

Trước phát ngôn này của lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dư luận ngay lập tức đặt câu hỏi: Vậy thế nào mới gọi là bất thường khi kết quả kiểm tra ngẫu nhiên chỉ 490 mẫu máu xét nghiệm (chỉ khoảng 8% dân số), đã cho ra kết quả 42 người “nhiễm H”? Và kết quả sẽ ra sao nếu thực hiện lấy mẫu máu, xét nghiệm trên cả hơn 6.000 dân? Cũng có thể gọi là bình thường không khi chiếm phần lớn trong số người nhiễm HIV ở Kim Thượng là phụ nữ (26/42) (trong khi tỷ lệ chung trên cả nước phụ nữ chiếm 1/3 tổng số ca nhiễm HIV)?

Báo Công luận
Tranh minh họa. 

2. Ngành y tế dự phòng Việt Nam đã từng được Tổ chức Y tế thế giới gọi là điểm sáng về phòng chống HIV/AIDS. Nhưng “điểm sáng” ấy lại đã và đang để xảy ra không ít sự cố, hậu quả không thể khắc phục.

Những năm gần đây, các khiếu nại, khiếu kiện liên miên về “kết luận nhầm HIV” cho người dân càng cho thấy những nhức nhối trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Cụ thể, tìm kiếm Google từ khóa “kết luận nhầm HIV” cho ra tới 2.090.000 kết quả trong 0,39 giây. Có nghĩa, ngành y tế, y tế dự phòng đã hủy hoại cuộc sống của không chỉ 1 con người.

Và niềm tin. Làm sao người dân có thể đặt để niềm tin sau số liệu mà TP.HCM vừa công bố: Trong 57.475 người nhiễm HIV có 42% người nhiễm không rõ nguyên nhân; 283/865 bệnh nhân HIV tại Trung tâm Y tế quận Gò Vấp (điều trị bằng thuốc Methadone và Suboxone) tự ý bỏ thuốc… Đây không phải là những con số đem ra báo cáo, mà là mầm họa.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, như báo chí viết, đã chỉ đạo quanh các nội dung về nhân lực, tuyên truyền, vận động…, có thể quên mất rằng HIV/AIDS không phải cảm cúm, mà là cái chết! Quên mất rằng khi người bệnh không rõ nguyên nhân, đồng nghĩa với việc trước đó họ không biết mình nhiễm H. Không biết, làm sao họ chủ động phòng tránh lây lan, chống phơi nhiễm, xét nghiệm, điều trị? Chẳng phải chính Cục Phòng chống HIV/AIDS đã cảnh báo “điều nguy hiểm nhất với dịch HIV là có bệnh nhân, có dịch mà không biết, khi đã không biết có người mắc bệnh thì HIV sẽ lây lan rất mạnh” hay sao? Và hơn nữa, để bệnh nhân bỏ điều trị, làm sao ngành y tế kiểm soát nguy cơ lây lan?

3. Ngành y tế dự phòng như “ngủ quên trên chiến thắng”, còn báo chí, truyền thông dường như cũng đang… “lạc lối”. Nhà báo đặt dấu hỏi. Nhà báo nêu những bất thường. Nhà báo đoán theo phỏng đoán của người dân… Trong khi chúng ta dễ dàng biết được rằng tỷ lệ bị nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm với người nhiễm HIV chỉ dừng lại ở con số 0,0063%. Chúng ta biết rõ HIV dù chưa có thuốc chữa tuyệt đối, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống dễ dàng, hay sống chung với nó. Hơn hết, chúng ta vun đắp cho niềm tin, rằng hiện có rất nhiều người vẫn lao động, học tập, yêu sống và không ngừng hi vọng…, dù  “có H” (?).

Vừa qua, đã có rất nhiều nội dung đăng tải việc người già, thanh niên, em bé… kể việc từng được tiêm, truyền bởi y sĩ Th, khiến cho cuộc sống của ông và gia đình, người thân, qua báo chí đã trở thành địa ngục.

Có một thực tế, trong điều kiện dân số tăng nhanh, tình trạng bệnh tật diễn biến khó lường, tỷ lệ bác sĩ/dân số còn thấp (hiện khoảng 8 bác sĩ/10.000 dân), chính những y bác sĩ ở cơ sở mới là sống giữa nhân dân, mới thực sự là “thầy thuốc nhân dân”, thay các bệnh viện sơ cấp cứu, tiêm truyền... Những bài viết, những đồn đoán “nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm của bác sĩ”, “bác sĩ gây lây lan HIV”… vô căn cứ, trong điều kiện dân trí, kiến thức y khoa của đa số người dân còn hạn chế, trở thành những nhát dao chí mạng vào tim những người làm y tế tuyến cơ sở.

Cần phải khẳng định lại rằng, phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn xã hội, là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của mỗi người dân, của cộng đồng, của báo chí. Để phòng chống căn bệnh thế kỷ này, điều cần nhất là hiểu rõ về con đường lây nhiễm, những việc cần làm ngay khi bị phơi nhiễm…

Ít nhất đã có 42 thường dân ở xã Kim Thượng nhiễm HIV, là thực tế quá đau đớn, mà qua báo chí, sẽ giúp thức tỉnh ngành y tế trong kiểm tra, kiểm soát nguồn bệnh và nguy cơ lây lan từ gốc.

Nhưng báo chí, không thể để ngòi bút mình nhuốm máu, rồi vẩy lên người một y sĩ địa phương tội nghiệp một cách vô cảm, vô trách nhiệm như vậy.

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn