(NB&CL) Ngột ngạt, bức xúc khi phải len lỏi giữa rừng phương tiện vào giờ cao điểm là cảm giác không ai muốn nhưng vẫn phải trải qua mỗi ngày bởi vấn nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô. Đến nay vấn nạn này vẫn đang là bài toán khó đối các cơ quan quản lý.
Thời gian qua, Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, góp phần giảm ùn tắc. Đặc biệt, thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng với xe buýt là nền tảng phát triển.
Tuy nhiên mạng lưới hạ tầng giao thông công cộng hiện còn đang “đuối hơi” so với nhu cầu phát triển, không theo kịp với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân. Cùng với đó là những sai phạm trong quản lý quy hoạch đã khiến bộ mặt đô thị bị bóp méo.
Áp lực đô thị hóa, càng mở... càng tắc
Liên tục trong thời gian qua, giao thông Hà Nội trở nên hỗn loạn tại hầu hết các tuyến phố, nút giao khi trời có mưa. Tại các tuyến đường, phố như Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Lương Bằng, Giải Phóng, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Nguyễn Tri Phương,... ùn tắc kéo dài trong nhiều giờ.
Ghi nhận thực tế của PV trong sáng thứ 2 đầu tuần tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, hàng nghìn người đã phải chen lấn, nhích từng bước để kịp tới công sở, cơ quan, trường học nhưng vô vọng. Dòng người và phương tiện bị dồn ứ kéo dài cả km.
Các tuyến đường khu vực phường Khương Trung, Khương Đình (quận Thanh Xuân) vào khung giờ cao điểm không chỉ ùn tắc ở các tuyến đường nhánh như Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Khương Trung,... mà toàn bộ các ngõ liên thông đều kẹt cứng người và xe.
Phía cầu Chương Dương, từ phố Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) qua cầu Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) áp lực giao thông cũng bắt đầu gia tăng từ 7h30’ sáng. Hay đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa với 8 làn xe nhưng cũng không tránh khỏi ùn tắc, nhất là “nút cổ chai” giáp với phố Nguyễn Lương Bằng.
Sống ở khu đô thị cửa ngõ phía Nam sẽ thấy được tốc độ đô thị hoá kéo theo gia tăng dân số, phương tiện cá nhân đã gây áp lực cho hệ thống giao thông như thế nào. Mặc dù hạ tầng giao thông được cải thiện nhưng không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện chóng mặt, anh Thành chia sẻ.
Cách đây khoảng 5 - 10 năm, đường vào khu đô thị Linh Đàm còn vắng vẻ, chính quyền phường phải treo biển “đề phòng cướp giật” và đường Giải Phóng thì rộng thêng thang. Nhưng giờ cả rừng phương tiện ken cứng vào các giờ cao điểm. Xung quanh khu đô thị Linh Đàm dù đã có thêm những cây cầu vượt hồ, có đường trên cao nhưng tình trạng ùn tắc giao thông vẫn hết sức nhức nhối.
Với chú Tuấn - mội lái xe ôm truyền thống cho biết, việc di chuyển qua trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu trong giờ cao điểm chẳng khác nào một thử thách. Khi đường Lê Văn Lương mới đi vào khai thác thì thông thoáng, sạch đẹp lắm nhưng giờ chỉ thấy ngột ngạt.
Nhà cao tầng cứ ồ ạt mọc lên kéo theo đó là hàng ngàn cư dân vào sinh sống. Vào giờ tan tầm, các phương tiện gần như “bò” trên đường ấy thế mà lại có một làn đường chỉ dành riêng cho xe buýt. Đặc biệt những ngày trời mưa, dòng người trên đường Lê Văn Lương gần như chôn chân.
“Giờ đây người dân đổ ra đường còn đông hơn cả trước khi có dịch. Muốn tránh ùn tắc phải ra khỏi nhà từ sớm, muộn hơn chút “dính” tắc đường và thêm cả mưa thì chẳng khác nào cực hình, mệt mỏi và bức xúc là tâm trạng chung của người tham gia giao thông” - anh Minh trú tại quận Hà Đông ngán ngẩm.
Cần những giải pháp đồng bộ và đột phá
Nhiều chuyên gia về giao thông đô thị cho rằng, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở Thủ đô bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như áp lực gia tăng dân số kéo theo phương tiện cá nhân tăng quá nhanh lại tập trung vào nội đô, diện tích dành cho giao thông còn thấp, ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân chưa tốt,...
Để giải bài toán này, Hà Nội phải giải quyết đồng bộ các vấn đề và không chỉ tập trung vào hạn chế phương tiện cá nhân. Thực tế ở các thành phố lớn trên thế giới đều hướng tới phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc. Tuy nhiên hiện giao thông công cộng ở Hà Nội còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu tính kết nối.
Trao đổi với PV, một chuyên gia về giao thông khẳng định, chính việc phá vỡ quy hoạch cũng như gia tăng phương tiện cá nhân đã tạo áp lực quá lớn lên hạ tầng giao thông gây ra ùn tắc thường xuyên ở Hà Nội. Khi một số cơ quan, nhà máy được di chuyển khỏi nội đô thì thay vào đó lại là cao ốc mọc lên.
Một thực tế đáng buồn là nhiều khu đất của giao thông nhưng không để làm giao thông. Ví dụ như Bến xe Kim Liên cũ sau khi liên danh với nước ngoài thì không hiểu lý do gì mà bến xe lại biến thành khách sạn Nikko. Tình trạng tùy tiện điều chỉnh quy hoạch hay sai phạm trong quá trình thực hiện các dự án như xe buýt nhanh BRT đã khiến ùn tắc thêm nhức nhối.
Nếu không có sự kiên quyết xử lý những vi phạm và thực hiện đúng quy hoạch chung thì giải pháp gì cũng khó để có thể giải quyết hậu quả. Bởi thời gian qua, dù Hà Nội đã đưa rất nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông, đầu tư xây dựng hạ tầng nhưng vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả.
Tại kỳ họp thứ ba, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”. Hằng năm thành phố phấn đấu xử lý từ 7 - 10 điểm thường xuyên ùn tắc, hạn chế các điểm phát sinh mới và không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10%/năm trên cả ba tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương). Tổng kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 gần 2.000 tỷ đồng.
Thông tin từ đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, để đạt được mục tiêu đã xây dựng, giai đoạn 2021 -2025, thành phố sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Đặc biệt là rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn. Huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Mục tiêu tổng quát của chương trình sẽ huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông. Xây dựng giao thông Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại, thuận lợi, trật tự, an toàn, chất lượng, hiệu quả.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/01/2025 đến 12/02/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của ngành đường sắt được vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Những số liệu thống kê về tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe máy khiến chúng ta không khỏi giật mình. Thậm chí vì phút nông nổi của tuổi trẻ mà nhiều thanh thiếu niên phải trả giá bằng cả sinh mạng hay vướng vào vòng lao lý.
(CLO) Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp đảm bảo hiệu quả lộ trình chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100% vào năm 2035.
(CLO) Sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh tình trạng xe chở khoáng sản thường xuyên qua cầu yếu. Ngày 20/11, trở lại khu vực cầu Sông Yun phóng viên phát hiện biển báo giới hạn tải trọng 20 tấn ở đầu cầu đã “biến mất”.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành quyết định về việc điều chỉnh một số tuyến đường địa phương thành đường tỉnh 486C, 487C và kéo dài hai tuyến đường tỉnh 488B, 489B để tạo kết nối tốt hơn với các quốc lộ 21, 37B, 38B.