Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Sao Paulo, tên con tàu sân bay vừa được nhắc đến, đã bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng suốt 5 tháng qua. Hải quân Brazil đã bán chiến thuyền 60 tuổi từng là soái hạm của họ, cho một xưởng đóng tàu tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2021 để rã ra làm phế liệu.
Tàu sân bay Sao Paulo trước đây có tên là Foch, soái hạm của Hải quân Pháp, được Brazil mua lại vào năm 2000. Ảnh: Reuters
Vào tháng 8/2022, tàu Sao Paulo khởi hành đến Thổ Nhĩ Kỳ từ một căn cứ hải quân ở Rio de Janeiro (Brazil). Nhưng trong khi nó đang di chuyển đến eo biển Gibraltar thì cơ quan môi trường Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thông báo rằng con tàu sẽ không được phép cập bến nước này nữa.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ buộc phải làm như vậy vì hải quân Brazil không thể chứng minh rằng tàu Sao Paulo không có amiăng - một loại khoáng chất độc hại được sử dụng để đóng nhiều con tàu của thế kỷ 20. Thế là thuyền quay đầu.
Nhưng Brazil không muốn Sao Paulo trở lại. Vào tháng 9, cảng Suape tại bang Pernambuco đã ngăn con tàu cập bến. Quan chức của cảng này lập luận rằng có quá nhiều nguy cơ con tàu sẽ bị bỏ lại, qua đó đặt họ vào tình thế buộc phải mất tiền di chuyển nó và xử lý amiăng.
Quyết định đó khiến Sao Paulo phải đi vòng quanh bờ biển Brazil, cho đến ngày 20/1, khi hải quân nước này thông báo rằng họ đã đẩy con tàu ra vùng biển quốc tế, cách bờ 315 km. Hải quân cho biết họ phải làm như vậy vì con tàu cũ kỹ, vốn đã hư hại thân vỏ, có thể mắc cạn hoặc chìm trên bờ biển Brazil, đe dọa các tàu thuyền khác và động vật hoang dã ven biển.
Với hành động ấy, có vẻ như hải quân Brazil sẽ chọn giải pháp bỏ rơi tàu Sao Paulo trên đại dương. Một số nguồn tin quân sự nói với tờ Folha de Sao Paulo của Brazil hôm thứ Bảy (29/1) rằng việc đánh chìm con tàu bằng chất nổ là cách duy nhất để chấm dứt những tranh cãi xung quanh nó.
Câu chuyện về tàu Sao Paulo đang trở thành trường hợp nghiêm trọng mới nhất về việc tàu bị bỏ rơi - một vấn đề gây đau đầu cho các nhà bảo tồn biển và cộng đồng ven biển trên khắp thế giới. Các cơ quan giám sát đại dương nói rằng đánh chìm một chiếc tàu lớn và cũ kỹ như Sao Paulo sẽ là một thảm họa môi trường.
Theo Mạng lưới hành động Basel (BAN), một tổ chức phi chính phủ, Sao Paulo chứa hàng nghìn tấn amiăng và các chất độc hại khác trong hệ thống dây điện, sơn và nhiên liệu dự trữ. Jim Puckett, giám đốc điều hành của BAN, cho biết việc bỏ rơi nó trên biển sẽ cấu thành “sự cẩu thả nghiêm trọng” và vi phạm 3 công ước quốc tế về môi trường.
“Chúng ta đang nói về một con tàu chứa cả vật liệu nguy hiểm và vật liệu có giá trị - nó phải được đưa vào lãnh thổ Brazil và được quản lý theo cách thân thiện với môi trường. Bạn không thể đánh chìm nó được”, Jim Puckett nói.
Chuyện tàu thuyền bị bỏ rơi không phải là hiếm bởi chúng rất tốn kém để duy trì và xử lý đúng cách. Hàng chục nghìn tàu không mong muốn - thường nhỏ hơn nhiều so với tàu sân bay Sao Paulo - bị bỏ lại trong bến cảng, trên bãi biển hoặc trên biển mỗi năm.
Với trọng tải 34.000 tấn, tàu sân bay Sao Paulo chứa rất nhiều chất độc hại, ví dụ như amiăng. Ảnh: Marinha do Brasil
Tại Nigeria, hàng nghìn tàu chở hàng và tàu đánh cá thương mại bị đắm tạo thành những khối sắt vụn lớn trên bờ biển, phá hủy hệ sinh thái, làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn bờ biển và khiến các tuyến đường thủy trở nên nguy hiểm đối với cộng đồng địa phương.
Ở Venice (Italia), khoảng 2.000 du thuyền nhỏ bị bỏ rơi đang làm tắc nghẽn một vùng đất ngập nước. Tại Mỹ từ năm 2013 đến năm 2016, có tới 5.600 chiếc thuyền bị bỏ rơi trong vùng biển của nước này. Nhưng theo Nancy Wallace, giám đốc chương trình rác thải biển của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, vấn đề lớn hơn là những gì còn lại trên các con tàu đó sẽ không ở lại trên thuyền.
Wallace nói: “Bất cứ khi nào có một con tàu bị bỏ lại trên biển, điều đầu tiên cần nghĩ đến là các hóa chất độc hại, có thể ảnh hưởng rất lớn đến động vật hoang dã. Những chiếc thuyền bị bỏ rơi với bất kỳ kích cỡ nào đều có thể gây ra sự cố tràn dầu và làm rò rỉ hóa chất, sơn và hạt vi nhựa vào nước”.
Các tàu cũ cũng thường chứa PCB, một nhóm hóa chất có khả năng gây ung thư cao thường được sử dụng trong hệ thống dây điện trước những năm 1970 và đã bị cấm trên toàn cầu theo Công ước Stockholm năm 2001. Các nhà khoa học cho biết, Khi được đổ vào đại dương, PCB sẽ tác động rất lớn tới chuỗi thức ăn biển, ảnh hưởng đến mọi thứ từ động vật giáp xác nhỏ đến cá kình.
BAN ước tính tàu Sao Paulo, được đóng tại Pháp vào những năm 1960, chứa khoảng 300 tấn PCB, dựa trên phân tích của con tàu chị em với nó là hàng không mẫu hạm Clemencau vốn do hải quân Pháp vận hành trước đây.
Jim Puckett, giám đốc điều hành của BAN đang kêu gọi Tổng thống mới của Brazil Luiz Inacio Lula da Silva can thiệp. Puckett nói rằng hải quân Brazil phải kéo tàu Sao Paulo về căn cứ, sửa chữa thiệt hại cho thân tàu, và sau đó ký hợp đồng tái chế với các nhà máy đóng tàu ở châu Âu - nơi có thể loại bỏ amiăng một cách an toàn trước khi tháo dỡ.
Theo tờ Folha de Sao Paulo, chính phủ của Tổng thống Lula cũng bày tỏ lo ngại về tác động môi trường của việc từ bỏ con tàu. Nhưng dường như họ không sẵn sàng bắt đầu một cuộc xung đột với hải quân vì mối quan hệ của ông Lula với các lực lượng vũ trang đang căng thẳng nghiêm trọng sau vụ bạo loạn gần đây ở thủ đô Brasilia.
Vì vậy, với rất ít dấu hiệu về sự thay đổi quan điểm của hải quân Brazil, có vẻ như tàu Sao Paulo đang trên dường trở thành một ngôi mộ khổng lồ chứa đầy chất độc hại giữa lòng đại dương.
Nguyễn Khánh
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.