Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2023):

Buôn Ma Thuột, đòn hiểm đánh vào huyệt hiểm

Chủ nhật, 30/04/2023 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đòn Buôn Ma Thuột” có thể coi là đòn hiểm mà quân ta đã đánh vào huyệt hiểm, khiến đối phương không thể gượng dậy được nữa.

Đã tròn 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, song sự tài tình về nghệ thuật quân sự của Đảng ta và quân đội ta trong việc chọn Buôn Ma Thuột làm điểm mở màn chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã khiến kẻ địch đi từ sai lầm về chiến thuật đến sai lầm về chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn và nhanh chóng trên toàn bộ chiến trường miền Nam. “Đòn Buôn Ma Thuột”, có thể coi là đòn hiểm mà quân ta đã đánh vào huyệt hiểm, khiến đối phương không thể gượng dậy được nữa.

Nghệ thuật cài thế, tạo lực

Theo lời kể của Đại tướng Văn Tiến Dũng – nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân”, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, khi thảo luận kế hoạch tác chiến chiến lược năm 1975, vấn đề chọn chiến trường chủ yếu ở đâu, được đặt ra và xem xét kỹ lưỡng. Trong số các quân khu của địch đều được chúng bố trí lực lượng theo thế “mạnh hai đầu”. Riêng Quân khu 2 (trong đó có Tây Nguyên) chúng chỉ có 2 sư đoàn chủ lực, lại phải rải ra vừa giữ các tỉnh Tây Nguyên vừa phải bảo vệ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận.

Sau khi phân tích kỹ về mọi mặt thế và lực, địa hình, về mặt chiến lược, Trung ương nhất trí thông qua phương án của Bộ Tổng tham mưu, chọn chiến trường Tây Nguyên là chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975. Giải phóng Buôn Ma Thuột sẽ tạo bàn đạp giải phóng toàn Tây Nguyên, đồng bằng ven biển miền Trung, mở ra hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn.

buon ma thuot don hiem danh vao huyet hiem hinh 1

Quân Giải phóng đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy trong trận Buôn Ma Thuột, tháng 3/1975.

Trước đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cần xúc tiến tổ chức ngay các binh đoàn cơ động trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh. Vì thế, từ tháng 10/1973 trở đi, các quân đoàn lần lượt được thành lập, có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, có sức đột kích lớn, cơ động cao, trang bị hiện đại hơn trước, được tập trung huấn luyện một cách gấp rút. Để bảo đảm sức chiến đấu liên tục, có khả năng đánh tiêu diệt quân địch trong các chiến dịch cho các sư đoàn, quân đoàn, một khối lượng lớn hàng quân sự như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tầm xa, pháo cao xạ... lần lượt được chuyển tới chiến trường.

Một trong những vấn đề then chốt của chiến đấu hợp đồng binh chủng, xe, pháo, trang thiết bị hiện đại đòi hỏi phải có hệ thống giao thông, cơ động tốt. Tuyến đường chiến lược Đông Trường Sơn được bắt đầu xây dựng từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975, nối đường số 9 (Quảng Trị) đến miền Đông Nam Bộ là kỳ tích của hơn 30 ngàn bộ đội và TNXP. Tính ra cả cũ và mới, chiều dài đường chiến lược và chiến dịch này lên tới hơn 20 ngàn km.

Không thể tả hết những hy sinh gian khổ, máu trộn mồ hôi, thời tiết khắc nghiệt, bom cày đạn xới trong suốt những năm quân ta xẻ núi mở đường này. Để khi chiến dịch mở ra, các xe tải cỡ lớn, xe tăng, xe chiến đấu hàng nặng chạy được hai chiều với tốc độ cao cả 4 mùa, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn hàng hóa vào các chiến trường.

Cùng với đó là hệ thống đường ống dẫn đầu dài 5.000km từ Quảng Trị qua Tây Nguyên, tới tận Lộc Ninh bất chấp suối sâu đèo cao, kể cả những đỉnh núi cao hơn 1.000m, đủ sức bảo đảm tiếp đủ dầu cho hàng chục ngàn xe các loại ra vào chiến trường.

Bên cạnh đó, đường dây hữu tuyến của bộ đội thông tin cũng đã được lắp đặt, kéo dài vào tận Lộc Ninh (Tây Ninh) bảo đảm liên lạc thông suốt từ Hà Nội vào tận các chiến trường. Hàng chục ngàn thanh niên từ khắp mọi miền theo tiếng gọi của đất nước rùng rùng nối nhau ra trận.

Đòn hiểm đánh vào huyệt hiểm

Được sự nhất trí cao của Trung ương, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội ta được biệt phái vào Tây Nguyên cùng một số tướng lĩnh đầy kinh nghiệm trận mạc thành lập nên bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, chúng ta phải giáng đòn chiến lược trong năm 1975 với mục tiêu chiến lược là Tây Nguyên và điểm mở đầu là Thị xã Buôn Ma Thuột. Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất Tây Nguyên là vị trí xung yếu, nhưng lúc này, địch bố trí lực lượng không mạnh lắm, lại có nhiều sơ hở, càng vào bên trong thị xã, lực lượng càng mỏng.

Bởi Thiếu tướng ngụy Phan Văn Phú, Chỉ huy Quân khu 2 và Quân đoàn 2 luôn nhận định mục tiêu mà quân giải phóng đánh nhất định phải là Pleiku, địa đầu quan trọng nhất Tây Nguyên. Vì vậy, để cũng cố thêm nhận định sai lầm của kẻ địch, chúng ta đặc biệt coi trọng công tác nghi binh, đánh lừa địch về mọi mặt.

buon ma thuot don hiem danh vao huyet hiem hinh 2

Xe tăng 980 của Trung đoàn Tăng Thiết Giáp 273, trong trận Buôn Ma Thuột.

Trước hết để chuyển 2 sư đoàn 10 và 320 từ chỗ cũ lâu nay kẻ địch đã nắm được, về hướng Buôn Ma Thuột, chúng ta lập tức cho sư đoàn 968 mới điều từ Lào về, “thay đổi tên họ” thành 320. Tuy sư đoàn rút đi, tất cả các báo vụ viên vẫn ở nguyên chỗ cũ, vẫn sử dụng điện đài, mật mã, vẫn truyền đi những báo cáo đúng theo giờ quy định mà nội dung chính là để đánh lừa kẻ địch. Toàn bộ đường dây điện thoại cũng giữ nguyên, hằng ngày vẫn giữ mối liên lạc. Mạng lưới điện thoại cũ của tất cả các đơn vị thuộc sư đoàn 10 không được sử dụng. Tất tần tật đều phải liên lạc qua mạng của đường dây Đoàn 559.

Với bà con dân tộc địa phương, bộ đội cũng phải triệt để giữ bí mật. Tuyệt đối không để lộ ra bất cứ sơ suất nào về kế hoạch chuyển quân, nơi đóng quân. Những bức điện nghi binh được phát lên không trung, làm cho kẻ địch không biết thực hư ra sao để đối phó lại.

Chính sau này, tên tướng Mỹ Charles Timmes - Cố vấn của Tổng thống Thiệu phải thừa nhận: “Bằng biện pháp nghi binh qua làn sóng điện, Việt Cộng đã thành công trong việc giam chân bộ phận chủ yếu của quân lực Việt Nam Cộng hòa thuộc quân khu 2 và Pleiku”.

Một sỹ quan cấp tá của sư đoàn 316 kể lại, là lực lượng dự bị chiến lược của Bộ Quốc phòng, đang đóng quân ở Nghệ An, đơn vị được lệnh hành quân cấp tốc vào tăng viện cho chiến trường. Trên đường hành quân dài hàng nghìn km, đơn vị không được sử dụng điện đài vô tuyến, cấm tuyệt đối để lộ phiên hiệu của mình. Khi vượt đường 14, bộ đội phải trải chiếu trùm qua mặt đường, không để địch phát hiện dấu chân quân mình.

Việc đưa xe tăng, pháo hạng nặng ra bến phà, sang sông vừa phải an toàn tuyệt đối, vừa phải “bịt được tai, mắt địch”, kể cả các loại máy bay thám thính, điệp ngầm, hay những toán lính trinh sát, tuần tra, là cả một nghệ thuật nghi binh siêu hạng của bộ đội ta. Bộ đội công binh đã làm 365km đường núi, cưa hàng vạn cây trên trục đường theo cách cây không đổ, vẫn đứng, vẫn sống, lá không héo để địch không phát hiện được hoặc tỏ ý nghi ngờ. Khi xe tăng ta xuất kích, chiến sỹ công binh choàng khăn trắng, cầm đèn dầu đi trước dẫn đường. Hàng vạn cây đổ rạp hai bên đường (do đã bị cưa sâu vào thân và bị xe tăng cán lướt, tạo thành con đường mới để xe tăng ta áp sát mục tiêu đúng giờ G một cách bí mật. Có lẽ sáng kiến cưa cây, mở đường theo cách này là nghệ thuật quân sự đỉnh cao chỉ có ở quân đội ta.

Quân địch bị tấn công trong tình thế quá bất ngờ, bị động trước một lực lượng quá mạnh, tinh nhuệ, có đủ các binh chủng hợp thành hiện đại như xe tăng, pháo binh của quân ta. Một thị xã to, quân địch khá mạnh như vậy mà ta chỉ trong 23 giờ đã giải quyết xong. Đúng là sức mạnh, sự mưu trí của quân ta đã làm cho quân địch không tài nào chống cự nổi. Thắng lợi của trận then chốt quyết định Buôn Ma Thuột đã tạo ra sự đột biến về chiến dịch, để từ đó giải phóng Tây Nguyên dẫn đến đột biến về chiến lược, làm cho kẻ địch lâm vào thế hoang mang tột độ theo kiểu “phản ứng dây chuyền” lớn hơn, khiến chúng không thể chống đỡ nổi, đi đến sụp đổ hoàn toàn.

Từ sai lầm về chiến thuật, chiến dịch, bị ta đánh quá đau và bất ngờ dẫn đến quân địch mắc sai lầm về chiến lược. Ngụy quyền Sài Gòn hoảng hốt ra lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên, đưa quân về đồng bằng, ven biển hòng giữ lực lượng và giữ đất. Nhưng trước lối đánh “thần tốc, táo bạo” của quân ta, cuối cùng mọi âm mưu, kế hoạch của chúng đều bị phá sản hoàn toàn.

Khắc Hiển

Tin khác

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức
Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

(CLO) Về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng thời điểm này là sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để triển khai các bước tiếp theo.

Tin tức
Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phòng, chống cháy rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2024 thời tiết rất khắc nghiệt, đòi hỏi cần có sự chủ động của các đơn vị chủ rừng nhằm thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng tốt hơn.

Tin tức
Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" thu hút hàng ngàn người dân Thanh Hóa tham dự.

Tin tức