Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh
(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.
Theo dõi báo trên:
Phức tạp từ tờ giấy mua bán
Căn nhà số 25 Trưng Trắc, phường 2, TP. Cà Mau được ông Châu Văn Phùng (Địa chủ Cả Phùng) xây dựng bằng cây gỗ, lợp ngói, tường vôi vào năm 1930 và cho bà Ông Cúc (mẹ ruột của bà Lý Thục Anh) thuê lại từ năm 1930 đến 1975. Bà Lý Thục Anh được sinh ra và lớn lên tại căn nhà này, đến năm 1970 bà Anh lấy ông Trương Tịnh Hỷ làm chồng, sinh con đẻ cái và cũng ở tại đây cho đến nay.
Tháng 6/1976, bà Châu Minh Nguyệt (con gái ông Cả Phùng) tự nguyện bán căn nhà này cho ông Trương Tịnh Hỷ với giá 5 ngàn đồng và 20 chỉ vàng 24k. Việc thỏa thuận mua bán, giao tiền, vàng được diễn ra tại UBND Cách mạng phường 3, thị xã Cà Mau (nay là phường 2,
TP. Cà Mau) trước sự chứng kiến của các cán bộ lãnh đạo phường lúc bấy giờ. Trong đó có, ông Nguyễn Hữu Bài, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch phường; ông Võ Trung Thu, Trưởng Công an; ông Trần Công Điểm, Phó Chủ tịch; ông Phan Thanh Trung, Phường đội trưởng.
Theo bà Lý Thục Anh, “khi giao dịch bán nhà tại UBND phường, bà Nguyệt đã trao cho vợ chồng tôi “Tờ tự thuận tương phân tài sản”, có giá trị như sổ đỏ bây giờ và nhận đủ tiền, vàng của chúng tôi trước sự chứng kiến của cán bộ phường. Sau khi nhận đủ tiền vàng và trao giấy tờ nhà, bà Nguyệt bận việc nên xin về giải quyết và hứa làm giấy tờ mua bán sau. Tuy nhiên, từ đó bà Nguyệt không quay lại nữa. Riêng chúng tôi thì nghĩ đã có người làm chứng và cầm giấy tờ nhà thế là được.”
Sau khi mua nhà bà Nguyệt, gia đình bà Anh - ông Hỷ cho xây sửa lại cố định để sinh sống. Không ngờ, 15 năm sau sự phức tạp xảy ra từ tờ giấy mua bán chưa viết kịp.
Năm 1991, tỉnh Minh Hải (cũ) có chủ trương xác lập lại sở hữu nhà đất cho nhân dân. Trong thời gian ông Trương Tịnh Hỷ nộp hồ sơ thủ tục để xin được xác lập căn nhà đã mua của bà Châu Minh Nguyệt thì năm 1992 bà Trần Châu Minh Thủy (số 44 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM) có đơn yêu cầu xin hợp thức hóa quyền sở hữu căn nhà – đất trên, với lý do đây là tài sản của mẹ (bà Châu Minh Nguyệt – mất năm 1981) cho bà Ông Cúc thuê trước đây.
Hồ sơ vụ tranh chấp được chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết. Ngày 22/5/1992, Tòa án ND thị xã Cà Mau xét xử, ông Trương Tịnh Hỷ là nguyên đơn, bà Trần Châu Minh Thủy là bị đơn; ông Châu Long Hương và ông Lý Hưng Sơn là người có liên quan. Kết luận bản án, Tòa tuyên xử: “Bác yêu cầu của ông Trương Tịnh Hỷ đòi quyền sở hữu căn nhà số 25, Trưng Trắc, phường 2, Cà Mau”.
Bất công đối với mình, ông Trương Tịnh Hỷ kháng cáo. Ngày 22/9/1992, Tòa Dân sự - Tòa án tỉnh Minh Hải xét xử phúc thẩm, kết luận: “Y toàn bộ án sơ thẩm”. Nhận bản án phúc thẩm, ông Hỷ tăng xông nhập viện.
Khi bản án có hiệu lực, bà Lý Thục Anh cùng các con “tử thủ”, không cho thi hành án, sẵn sàng thiêu cháy tất cả, quyết không giao lại nhà mà vợ chồng bà đã bỏ tiền, vàng ra mua trước sự chứng kiến của chính quyền cách mạng.
Những ẩn khuất cần được làm rõ
Tìm hiểu của phóng viên, 4 nhân chứng là những cán bộ chủ chốt của địa phương thời bấy giờ đã chứng kiến việc mua bán nhà giữa ông Hỷ và bà Nguyệt. Tất cả đều khẳng định và làm đơn gửi đến tòa án cam kết việc mua bán nhà xảy ra có sự thật. Họ cùng cam kết, “chúng tôi cam kết lãnh án tử hình nếu nói không đúng sự thật”. Đồng thời viết đơn tố cáo Tòa án, cụ thể trong đơn gửi ngày 12/11/1994, ông Võ Trung Thu, Trưởng Công an và ông Trần Công Điểm, Phó Chủ tịch phường năm 1976 (là 2 trong 4 nhân chứng) khẳng định: “ông Nguyễn Vạn Năng – Phó Chánh án Tòa án TX Cà Mau có nhiều gian lận thêm bớt trong biên bản, cố ý ghi chép không đúng lời khai của chúng tôi. Hai cấp tòa cố ý né tránh sự có mặt của chúng tôi tại phiên xét xử công khai, ...”
Một chi tiết trong hồ sơ được phóng viên Báo Nhà báo & Công luận phát hiện: Trong “Tờ tự thuận tương phân tài sản” tại mục thừa kế số thứ tự thứ 3 có ghi: “Châu Minh Nguyệt, sinh năm 1925, quốc tịch Việt Nam, căn cước số 001790 cấp tại Quản Long ngày 16/3/1962 (độc thân), nghề nghiệp giáo viên”. Có nghĩa là thời điểm chính quyền cấp thẻ căn cước năm 1962 thì bà Nguyệt còn độc thân. Vậy tại sao hồ sơ tại Tòa, bà Trần Châu Minh Thủy sinh năm 1956 lại nhận là con đẻ của bà Nguyệt? Trong khi các giấy tờ pháp lý về mối quan hệ giữa bà Thủy và bà Nguyệt không có thể hiện trong hồ sơ.
Trong vụ án còn có tình tiết ông Lý Hưng Sơn, anh ruột của bà Lý Thục Anh được bà Trần Châu Minh Thủy hứa cho 3 cây vàng để lúc ra tòa khai “không có việc mua bán nhà vào năm 1976 và ông ở chung với gia đình em gái trong căn nhà số 25”. Trên thực tế, ông Sơn không ở chung với gia đình em gái tại căn nhà này. Mặc dù đây là lời khai không đúng sự thật, nhưng Tòa vẫn xem là bằng chứng để xử ông Hỷ thua kiện. Đến khi ông Hỷ đột tử, ông Sơn hối hận làm đơn thú tội với Tòa và minh oan cho ông Hỷ thì Tòa lại không chấp nhận.
Đến nay, vụ án kéo dài hơn 25 năm; nhiều ẩn khuất và nhiều tình tiết dẫn đến một vụ án oan sai, gây bất bình trong xã hội. Nhiều cá nhân, tổ chức đã làm đơn kiến nghị cũng như viết tâm thư gửi đến các cấp lãnh đạo, các cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu điều tra xét xử lại.
Điển hình, năm 2008, ông Đỗ Văn Nghiệp (Cà Mau), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, đã viết bức huyết thư cho ông Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao) xin được làm chứng và cung cấp hồ sơ sự việc sau khi bỏ thời gian tìm hiểu, điều tra. Hay năm 2012, Đại úy Mai Thanh Hùng – nguyên Phó trưởng phòng PA 17, CA Minh Hải cũng viết bản kiến nghị đặc biệt gửi Thủ tướng Chính phủ về vụ án có dấu hiệu oan sai, sai luật, trái đạo lý, ...
Các ban ngành, đoàn thể của tỉnh Cà Mau như: UBMTTQ tỉnh, Ban Nội Chính, Hội Nhà báo, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc Hội đều có văn bản kiến nghị đến TAND tối cao đề nghị điều tra, xét xử lại.
Công Luận đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này: Tại sao Tòa án các cấp không đưa 4 cán bộ địa phương làm nhân chứng? Tại sao khi ông Sơn khai gian thì tòa xem đó là bằng chứng, đến khi làm đơn thú tội thì Toà lại bác? Bà Trần Châu Minh Thủy có thực sự là con (đẻ/ruột) của bà Châu Minh Nguyệt hay không? Tại sao một vụ án kéo dài 25 năm chưa thể thi hành án, phải chăng có nhiều ẩn khuất cần được làm rõ?
Thái Sơn
(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.
(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ngành công nghiệp lừa đảo trực tuyến toàn cầu đang phát triển ở "quy mô chưa từng có" dù đã bị trấn áp mạnh mẽ gần đây.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.
(CLO) Nhận định Fulham vs Liverpool, 20h ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Fulham vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau 2 ngày ra mắt, phim "Địa đạo" được công chúng đón nhận nồng nhiệt thu về hơn 36 tỷ đồng, mở ra hy vọng mới cho điện ảnh Việt Nam về đề tài chiến tranh cách mạng.
(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.