(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải được xem xét, đánh giá trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn, hiệu quả tổng thể để 'cùng thắng'; đánh giá mối quan hệ, tác động các bến cảng mới có làm thay đổi, ảnh hưởng các dự án lớn, chiến lược.
Theo đó, tại văn bản số 406/TB-VPCP ngày 5/9/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ rà soát kỹ quy trình, thủ tục, thẩm quyền (quá trình lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển) bảo đảm phù hợp với pháp luật về quy hoạch, hàng hải, giao thông và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch và các đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin, số liệu Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển; chịu trách nhiệm về kết quả dự báo và tính thống nhất giữa Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển với các quy hoạch có liên quan (Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh…), tuân thủ nguyên tắc quy hoạch cấp thấp phải tuân thủ quy hoạch cấp cao hơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu nội dung Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phải bảo đảm nguyên tắc và quan điểm quy hoạch đồng bộ, thống nhất dựa trên các tiêu chí khoa học, xem xét quy hoạch "động" và "mở" hợp lý, lường trước phương án xử lý các vấn đề quy hoạch khi xuất hiện các yếu tố mới.
Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch thường xuyên theo dõi, đánh giá, khi xuất hiện các điều kiện thay đổi bất ngờ, không dự báo được, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Các bến cảng, khu bến cảng mới được bổ sung phải được xem xét, đánh giá trên quan điểm mục tiêu, tầm nhìn, hiệu quả tổng thể để "cùng thắng"; đánh giá mối quan hệ, tác động các bến cảng mới có làm thay đổi, ảnh hưởng các dự án lớn, chiến lược. Trong đó, nhóm cảng số 4 liên quan đến các bến cảng Cái Mép hạ, bến cảng Cái Mép thượng thuộc khu Cái Mép - Thị Vải và bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải được nghiên cứu, đánh giá xem xét, tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các vấn đề liên quan.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nêu rõ, mặc dù là quy hoạch chi tiết nhưng không quy hoạch "bó cứng", cần phải bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn làm tiền đề, cơ sở cụ thể hóa trong Quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển; tư duy quy hoạch phải tạo được các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (bến cảng) tốt để kêu gọi các nhà đầu tư (hãng tàu, doanh nghiệp) có tiềm lực.
Đồng thời, cần nghiên cứu một số cơ chế, chính sách trong việc phát triển hạ tầng cảng, tổ chức thực hiện quy hoạch hiệu quả, trong đó nghiên cứu xem xét nhà nước đầu tư một số bến cảng chính, quan trọng cần thiết phải nắm giữ, quản lý; phân định rõ trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm của nhà đầu tư trong đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển và hạ tầng phục vụ khai thác cảng biển.
Quy hoạch được lập chi tiết đến từng cảng biển, khu bến cảng, xác định số lượng bến cảng, cầu cảng, loại cảng giai đoạn đến năm 2030: dự kiến một số khu bến, bến cảng quy mô lớn, giai đoạn 2030-2050 phục vụ kêu gọi đầu tư tổng thể (Nam Đồ Sơn, Con Ong-Hòn Nét, Liên Chiểu, Cần Giờ, Cái Mép Hạ, Cái Mép Hạ hạ lưu, Trần Đề).
Quy hoạch đưa ra các mục tiêu về sản lượng hàng hóa, hành khách và kết cấu hạ tầng cho từng nhóm cảng biển, cảng biển, khu bến (xác định số lượng bến cảng, cầu cảng) theo kết quả dự báo. Cụ thể, đến năm 2030, tổng lượng hàng hóa, hành khách thông qua hệ thống cảng biển là 1.249-1.493 triệu tấn (trong đó, hàng container từ 46,3-54,3 triệu Teu); hành khách từ 17,382-18,845 triệu lượt…
(CLO) Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Nét vẽ tình thân” trưng bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật “Rừng Xòe” đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.
(CLO) Có đến 61,8% người tiêu dùng mua ô tô gầm thấp cỡ A lựa chọn mẫu xe Hyundai Grand i10 từ đầu năm đến nay, chỉ có 8,9% chọn Kia Morning và 29,3% cho Toyota Wigo.
(CLO) Sáng 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức mở cửa tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô đến tham quan.
(CLO) Trung Quốc gây chú ý toàn cầu khi ra mắt robot cảnh sát RT-G, tích hợp AI, tốc độ 35 km/h, giá từ 41.300 USD, mở ra kỷ nguyên an ninh tự động hóa.
(CLO) Trước thềm Giáng sinh, không khí lễ hội đã tràn ngập phố phường Thái Bình. Nhiều hàng quán, địa điểm được trang hoàng lung linh, thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, chụp ảnh.
(CLO) Tòa án chống khủng bố Pháp hôm thứ Sáu (20/12) đã tuyên án 8 người liên quan đến vụ sát hại giáo viên Samuel Paty bằng cách chặt đầu cách đây 4 năm tại ngoại ô Paris, vụ án từng gây chấn động nước Pháp.
(CLO) Ít nhất 25 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza vào ngày thứ Sáu, theo thông tin từ các nhân viên y tế.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Con đường lịch sử” là một trong những điểm nhấn trong loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
(CLO) Những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò đóng góp quan trọng, góp phần vào sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô.
(CLO) Theo Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045 sẽ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động tập trung vào các ngành thương mại, du lịch và dịch vụ, logistic, công nghiệp phụ trợ,…
(CLO) Thủ tướng Canada Justin Trudeau có nguy cơ mất quyền lực vào đầu năm tới sau khi lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới (NDP), ông Jagmeet Singh, tuyên bố sẽ đưa ra một kiến nghị bất tín nhiệm nhằm miễn nhiệm chính phủ thiểu số do Đảng Tự do lãnh đạo.
(CLO) Các lãnh đạo hàng đầu và hàng chục nghìn người dân Cuba đã tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Havana vào ngày thứ Sáu (20/12), nhằm phản đối các lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Cuba.
(CLO) CTCP Bột Giặt LIX (Mã: LIX) vừa công bố tỷ lệ tạm ứng cổ tức tiền mặt 5% cho năm 2024. Mức tạm ứng này thấp hơn gần một nửa so với các năm trước, trong bối cảnh lợi nhuận công ty đi ngang.
(CLO) Cải cách thể chế kinh tế luôn là vấn đề cốt lõi có tính sống còn cho phát triển kinh tế. Cuốn sách nổi tiếng được giải Nobel kinh tế năm 2024 “Vì sao các quốc gia thất bại” của Dron Acemogly và James A. Robinson, đã nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia thành công và thất bại trong phát triển nằm ở thể chế, chứ không phải là mô hình kinh tế.
(CLO) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024 (đến ngày 15/11/2024), Bộ Nội vụ đã tiếp nhận và xử lý 1.516 đơn, trong đó có 502 đơn tố cáo, 238 đơn khiếu nại và 776 đơn kiến nghị phản ánh. Tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định.
(CLO) Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt 8% trong năm 2025 và đạt hai con số trong giai đoạn phát triển sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, ngoại giao kinh tế cần có đóng góp nhiều hơn để thực hiện mục tiêu này.
(CLO) Những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò đóng góp quan trọng, góp phần vào sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô.
(CLO) Theo Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045 sẽ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động tập trung vào các ngành thương mại, du lịch và dịch vụ, logistic, công nghiệp phụ trợ,…
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
(CLO) Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với 8 vị trí lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Binh chủng Pháo binh cần không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; phát triển mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ; tiếp tục phát huy năng lực, khả năng tác chiến, khả năng làm chủ phương tiện, vũ khí, khí tài hiện đại.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính vẫn phải thực hiện nhiệm vụ Tổng kiểm kê tài sản đến khi chính thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách, kết thúc hoạt động, đồng thời có trách nhiệm bàn giao các công việc đã và đang triển khai cho Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới.
(CLO) “Chúng ta phải quyết tâm để trong vòng 1, 2 năm tới có thay đổi căn bản, 3-5 năm tới có thay đổi sâu hơn đối với những vấn đề đang đối mặt”- Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh yêu cầu.