Các chuỗi của hàng tiện lợi Nhật Bản thấy 'tia sáng cuối đường hầm'

Thứ năm, 08/10/2020 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà bán lẻ Nhật Bản đang chứng kiến ​​sự phục hồi trong kinh doanh khi chính phủ cố gắng cân bằng giữa việc kiểm soát đại dịch với việc thúc đẩy nền kinh tế.

Seven and i Holding hôm thứ Năm đã điều chỉnh tăng thu nhập cả năm 2020 lên 138,5 tỷ yên từ 120 tỷ yên mà công ty dự đoán vào tháng 7. Ảnh : Keiichiro Sato/Nikkei

Seven and i Holding hôm thứ Năm đã điều chỉnh tăng thu nhập cả năm 2020 lên 138,5 tỷ yên từ 120 tỷ yên mà công ty dự đoán vào tháng 7. Ảnh : Keiichiro Sato/Nikkei

Takashi Sawada, chủ tịch điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart nói với các phóng viên trong một hội nghị từ xa hôm thứ Tư: “Chúng tôi tin rằng tác động của đại dịch đã giảm bớt ... Chúng tôi muốn tiến lên với nỗ lực và tốc độ nhanh hơn nữa". 

Trong cuộc họp báo cuối cùng với tư cách là một công ty niêm yết, Family Mart đã báo cáo khoản lỗ ròng 10,7 tỷ yên (101 triệu USD) trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 8.

Lợi nhuận hoạt động trong quý từ tháng 6 - 8 là 23,2 tỷ yên, tăng đáng kể so với mức 9 tỷ yên được báo cáo trong quý từ tháng 3 - 5. Family Mart coi đây là "một sự cải thiện đáng kể trong khả năng kiếm tiền", khi doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng phục hồi hàng ngày.

Family Mart không hề đơn độc trong lĩnh vực bán lẻ có sự phục hồi từ môi trường kinh doanh khắc nghiệt trong quý đầu tiên. Các nhà điều hành cửa hàng tiện lợi đối thủ Seven & i Holdings và Lawson cũng có lợi nhuận hoạt động cải thiện trong quý thứ hai so với quý đầu tiên, mặc dù thu nhập của họ vẫn mờ nhạt so với các năm trước.

Family Mart đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về doanh số bán hàng trong quý từ tháng 6 đến tháng 8 so với trước đó. Ảnh: Manami Yamada/Nikkei

Family Mart đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về doanh số bán hàng trong quý từ tháng 6 đến tháng 8 so với trước đó. Ảnh: Manami Yamada/Nikkei

Seven & i Holding hôm thứ Năm đã điều chỉnh tăng dự báo thu nhập cho năm tài chính 2020 lên 138,5 tỷ yên từ 120 tỷ yên mà họ dự đoán vào tháng 7. Lợi nhuận hoạt động của công ty trong quý II đã tăng lên 108,3 tỷ yên từ 71,3 tỷ yên trong quý đầu tiên.

Lợi nhuận hoạt động hợp nhất của Lawson trong quý 6-8 là 14 tỷ yên, tăng từ mức 2,6 tỷ yên được báo cáo trong quý đầu tiên.

Trong quý từ tháng 6 đến tháng 8, Nhật Bản đã chứng kiến ​​làn sóng thứ hai của đại dịch với nhiều trường hợp nhiễm mới hơn so với giai đoạn đầu. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đã không ban bố tình trạng khẩn cấp như đã làm trước đó, vì họ không muốn gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế.

Họ cũng đã dẫn đầu một chiến dịch "Go To Travel" nhằm khuyến khích du lịch trong nước để giúp thúc đẩy nền kinh tế. Công ty nghiên cứu MS & Consulting ở Tokyo cho biết những người được hỏi trong một cuộc khảo sát mà công ty thực hiện nói rằng họ "cực kỳ lo lắng" về loại virus này, dù số ca nhiễm đã giảm xuống 18% trong tháng Bảy từ 44% trong tháng Tư.

Sawada của Family Mart cho biết, trong khi doanh số bán hàng tại các khu văn phòng và gần ga tàu vẫn còn yếu, doanh số bán hàng ở các khu dân cư và điểm du lịch đang tăng lên.

Trong báo cáo kinh tế hàng tháng phát hành vào tháng 9, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết "tiêu dùng tư nhân đang tăng lên, trong khi có thể thấy sự yếu kém ở một số lĩnh vực" -  kém lạc quan hơn một chút so với tuyên bố hồi tháng 8 rằng "tiêu dùng tư nhân đang tăng lên gần đây."

Điểm yếu này vẫn đang dễ dàng cảm nhận ở các cửa hàng bách hóa, những công ty đang phải vật lộn để xoay chuyển vận may. Nhà điều hành cửa hàng bách hóa Takashimaya dự kiến ​​sẽ lỗ hoạt động hợp nhất khoảng 5 tỷ yên trong quý từ tháng 6-8 do doanh số bán các mặt hàng giá trị cao và mỹ phẩm giảm mạnh. Không giống như các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, họ có xu hướng dựa vào khách du lịch nước ngoài để bán hàng.

Tuy nhiên, các nhà điều hành cửa hàng tiện lợi có vị trí tốt hơn để điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng mới trong bối cảnh đại dịch. Một thay đổi mà họ đã thực hiện là tăng nhiều loại thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến sẵn. Điều này cũng góp phần làm tăng chi tiêu trung bình trên mỗi khách hàng.

Seven cũng đã thay đổi cách bố trí kệ để tăng doanh thu. Ryuichi Isaka, chủ tịch Seven & i Holdings, cho biết: “Cách bài trí mới được thiết kế để cho phép khách hàng có thể nhìn thấy rượu, đồ ngọt và đồ uống ướp lạnh cùng một lúc.

"Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi đáng kể, với nhiều người đến mua sắm trực tuyến hoặc ở khu vực lân cận của họ và tiêu dùng tại nhà", Nozomi Moriya, nhà phân tích bán lẻ tại UBS Securities cho biết. "Các cửa hàng tiện lợi phải đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu bằng cách thay đổi các loại sản phẩm và hoạt động".

Khách hàng cũng không ngại đi xa để mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày trong thời kỳ đại dịch. Sadanobu Takemasu, chủ tịch của Lawson, cho biết lượng khách hàng trong bán kính 354 mét của mỗi cửa hàng đã tăng lên, đặc biệt là vào buổi tối.

Ông nói: “Các sản phẩm vệ sinh, thực phẩm đông lạnh, đồ gia vị, đồ tráng miệng và đồ tươi sống bán rất chạy. "Điều này cho thấy chính xác hành vi tiêu dùng hiện tại".

Do hành vi của người tiêu dùng thay đổi như vậy, Takemasu cho biết ông thấy có nhiều lý do hơn để mở cửa hàng trong các khu dân cư.

Khi Nhật Bản dần mở cửa trở lại cho du lịch công tác, các công ty đang hy vọng rằng việc nối lại các hoạt động kinh tế sẽ được đẩy nhanh. Tỷ lệ lây nhiễm của Nhật Bản vẫn tương đối thấp so với các nước khác và đây là lý do tốt để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước này. Các nhà phân tích cho biết nếu tiêu dùng phục hồi với tốc độ nhanh hơn, các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhìn thấy cơ hội gia nhập thị trường.

Tuy nhiên, một số lo lắng vẫn còn trong phần còn lại của năm.

Aeon cho biết người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm hơn với giá cả. Ảnh : Jun Hashimoto/Nikkei

Aeon cho biết người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm hơn với giá cả. Ảnh : Jun Hashimoto/Nikkei

Akio Yoshida, chủ tịch tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon cũng điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop, bày tỏ lo ngại về sự sụt giảm sức mua do mất việc làm và triển vọng việc làm kém.

Yoshida cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng khách hàng của mình sẽ nhạy cảm hơn với giá cả. Chúng tôi sẽ cung cấp các sản phẩm có giá cạnh tranh hơn". Takemasu, chủ tịch của Lawson cũng cho biết ông nhận thấy nhiều khách hàng nhạy cảm về giá hơn.

Yoshida nói thêm rằng tiềm năng của một làn sóng lây nhiễm thứ ba có thể làm suy yếu thêm hoạt động kinh doanh. "Nhật Bản đã tìm kiếm sự cân bằng giữa cải thiện nền kinh tế và phòng chống dịch bệnh cũng như nới lỏng các hạn chế cho phù hợp ... Chúng tôi hy vọng rằng Nhật Bản không phải chịu làn sóng nhiễm trùng tiếp theo như các nước châu Âu khác đang trải qua điều đó", Yoshida nói.

Hôm thứ Tư, công ty này báo cáo khoản lỗ ròng 57,5 ​​tỷ yên trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 8. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động trong quý từ tháng 6 - 8 đã tăng lên 46,4 tỷ yên từ mức lỗ 12,5 tỷ yên trong quý 3 - 5. "Nó được cải thiện đáng kể," ông ấy nói thêm.

Tin khác

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h
Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h