Các công ty phương Tây không dễ dàng để rời khỏi Nga

Thứ tư, 22/06/2022 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các công ty phương Tây đã và đang rất muốn bán cổ phần, tài sản công ty, nhượng cơ sở kinh doanh, đình chỉ sản xuất tại Nga, nhưng mọi chuyện đều không dễ dàng như vậy.

Các công ty phương Tây muốn rút lui

Công ty thuốc lá quốc tế Philip Morris International bị lôi kéo vào một giao dịch phức tạp nhất trong lịch sử của công ty, nhưng vấn đề đau đầu không phải là thương vụ 16 tỷ đô la gần đây để mua đối thủ tại Thụy Điển mà là đang cố gắng thoát ra khỏi Nga.

Bắt đầu từ tháng 3 ngay sau khi xung đột Nga – Ukraine diễn ra, công ty đã bắt đầu việc điều chỉnh các quy định thay đổi theo Moscow, tránh những sai lầm có thể khiến chính phủ nước này thu giữ doanh nghiệp và cố gắng bảo vệ nhân viên không trở thành mục tiêu bị bắt giữ.

cac cong ty phuong tay khong de dang de roi khoi nga hinh 1

Công ty thuốc lá Philip Morris, có nhà máy ở St.Petersburg, đã cố gắng bán mảng kinh doanh của mình ở Nga. Ảnh: WSJ.

Vào đầu năm nay, Philip Morris có hơn 3.200 nhân viên trong cả nước. Ước tính, các hoạt động kinh doanh ở Nga có tài sản khoảng 1,4 tỷ USD vào cuối tháng Ba.

Emmanuel Babeau, giám đốc tài chính của công ty, cho biết tại một hội nghị vào tháng Năm, vì việc rút lui, công ty sẽ đạt được mục tiêu bán hàng toàn cầu cho các sản phẩm không khói của mình chậm hơn một năm so với dự kiến.

Được biết, công ty Philip Morris đang cố gắng bán cơ sở kinh doanh tại Nga và đã có cuộc đàm phán với các nhà cung cấp quan tâm đến việc mua nó. Giám đốc điều hành công ty ông Jacek Olczak nói rằng ngay từ đầu, không rõ cơ quan nào của Nga sẽ phê duyệt giao dịch mua bán hoặc quy trình tìm kiếm người mua lại cơ sở này. Gần ba tháng sau, công ty thuốc lá trên vẫn đang cố gắng giải quyết vấn đề này.

Sau khi Nga hứng chịu hàng loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây, hàng trăm doanh nghiệp đã cam kết rời khỏi hoặc cắt giảm hoạt động ở Nga. Theo các báo cáo công khai và hồ sơ chứng khoán, các công ty toàn cầu đã hứng chịu khoản lỗ hơn 59 tỷ USD từ các hoạt động của họ ở Nga, với những tổn thất tài chính nhiều hơn khi các lệnh trừng phạt giáng xuống nền kinh tế.

Một số công ty không có nhà máy ở Nga, chẳng hạn như hãng công nghệ nổi tiếng Apple đã dừng vận chuyển các chuyến hàng đến nước này, đồng thời hãng đồ ăn nhanh McDonald cũng đã tạm thời đóng cửa các nhà hàng và trả lương cho công nhân cho đến khi họ đồng ý bán nhà hàng cho một đơn vị nhượng quyền địa phương.

Đối với nhiều công ty, Nga không phải là thị trường quan trọng để mua bán hoặc đầu tư một phần vì môi trường chính trị và các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Các nhà phân tích của Morgan Stanley ước tính chưa đến 1% doanh thu từ 1.000 công ty lớn của Mỹ và Canada đến từ Nga.

Trong khi đó, công ty vận tải biển Maersk của Đan Mạch đã đình chỉ việc đặt tàu trong và ngoài nước Nga, ngừng mua nhiên liệu của Nga và quyết định thoái vốn tài sản và hoạt động của mình tại Nga.

Giám đốc điều hành của công ty ông Søren Skou cho biết: “Thực tế mà nói, việc ngừng kinh doanh ở một quốc gia như Nga không hề dễ dàng chút nào”.

Được biết, Maersk đã có hơn 50.000 đơn đặt hàng nhập khẩu trên đường đến Nga. Công ty cho biết họ đã cố gắng giao hàng nhanh chóng nhưng một số đã bị chuyển hướng hoặc tạm dừng do các lệnh trừng phạt. Maersk cũng có khoảng 50.000 container vận chuyển ở Nga mà họ muốn trả lại. Một phát ngôn viên cho biết, tổng số đó đã giảm xuống còn 14.000 vào tháng Sáu, nhưng tốc độ đã chậm lại do có ít tàu đến các cảng của Nga.

Nhà sản xuất bia Budweiser Anheuser-Busch InBev N.V (công ty liên doanh của Bỉ và Brazil có trụ sở ở Leuven, Bỉ) cũng đã cố gắng cắt giảm lượng bia tràn vào Nga. 

Vào cuối tháng 4, công ty này cho biết họ có kế hoạch bán cổ phần của mình và ghi nhận khoản phí tổn thất 1,1 tỷ USD. Các bên vẫn đang đàm phán, cả hai công ty cho biết. Các công ty cho biết yêu cầu ngừng bán hàng ở Nga là một phần của giao dịch.

Muôn trùng khó khăn, thử thách

Một khi các công ty muốn nhượng quyền sở hữu, bán tài sản công ty, tìm kiếm khách hàng mua tiềm năng, đó là điều không hề dễ dàng.

Được biết, các công ty phương Tây không được bán cho bất kỳ bên nào đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc Liên minh Châu Âu. Sau đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tính toán giá trị của một doanh nghiệp trong một thị trường đột nhiên bị cắt đứt so với phần còn lại của thế giới.

Ngân hàng Pháp Société Générale SA đã nhượng lại các hoạt động kinh doanh của mình cho nhà tài phiệt người Nga Vladimir Potanin - người không bị Mỹ hoặc EU trừng phạt, và thu về hơn 3 tỷ đô la Mỹ.

Nhà sản xuất ô tô Pháp Renault SA đã nhượng lại 68% cổ phần của mình trong nhà sản xuất ô tô Nga AvtoVAZ cho một công ty và quyền chọn mua lại trong 6 năm. Được biết, Renault đã đầu tư hàng tỷ euro vào Nga và năm ngoái (chiếm gần 30% thị phần ở đó). Công ty có đến hơn 40.000 nhân sự trong khắp nước Nga.

Việc bán với giá thấp như vậy không chỉ làm nổi bật các lựa chọn hạn chế của Renault, mà còn cho thấy khó khăn trong việc định giá một doanh nghiệp kinh doanh tại Nga trong bối cảnh Nga bị cô lập với thế giới và hướng đi của nền kinh tế nước này không chắc chắn.

Chính phủ Nga cũng đang gây khó khăn cho các công ty nước ngoài có mong muốn rút lui khỏi nước này. Nga có thể cho phép chính phủ quốc hữu hóa hoặc thu giữ tài sản từ các công ty này hoặc sa thải một số lượng nhân viên nhất định. Nga đã cấm các công ty chuyển cổ tức về nước mẹ và xuất khẩu tài sản như máy móc sang các quốc gia mà họ cho là “không thân thiện”.

Hãng tin The Wall Street Journal đưa tin: Các công tố viên Nga, thanh tra lao động và các cơ quan chính phủ khác đã có buổi làm việc, liên hệ, cảnh cáo với các công ty ngay khi họ thông báo cắt giảm hoạt động hoặc có ý định rời khỏi Nga.

Các giám đốc điều hành cho biết họ đã coi sự an toàn của nhân viên là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch rút lui của họ. Vào đầu tháng 3, Philip Morris đã đưa ra một tuyên bố về kế hoạch giảm quy mô sản xuất vì các vấn đề chuỗi cung ứng. Công ty đã hủy bỏ kế hoạch ra mắt vào tháng 3 của sản phẩm mới.

Ông Olczak, giám đốc Philip Morris chia sẻ rằng họ cũng lặng lẽ chuyển các nhân viên không phải là người Nga ra khỏi đất nước và thực hiện các bước để bảo vệ bí mật thương mại của mình bằng kỹ thuật số.

Sau khi những động thái đó hoàn tất, Philip Morris tuyên bố sẽ hoàn toàn rút khỏi thị trường Nga.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp