Các công ty Trung Quốc vẫn đổ xô đến sàn giao dịch của Mỹ

Thứ hai, 26/10/2020 20:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian này, các công ty Trung Quốc bị Mỹ đối xử rất lạnh nhạt. Tổng thống Donald Trump là người không ngừng phản đối Trung Quốc. Vậy nhưng, các công ty Trung Quốc vẫn đổ xô đến sàn giao dịch của Mỹ.

Nguyên nhân các công ty Trung Quốc vẫn đổ xô đến sàn giao dịch của Mỹ. Ảnh minh hoạ: CNBC

Nguyên nhân các công ty Trung Quốc vẫn đổ xô đến sàn giao dịch của Mỹ. Ảnh minh hoạ: CNBC

Chính quyền dưới thời Trump đã cố gắng đè bẹp Huawei - gã khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông, cấm TikTok và WeChat, hai ứng dụng phổ biến rộng rãi do Trung Quốc sở hữu và trục xuất các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi một số công ty đã chọn cách tránh thị trường này.

Ant Group - ngôi sao ngành công nghệ tài chính đã từng muốn theo chân Alibaba - gã khổng lồ công nghệ mà tập đoàn này liên kết, niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), nay lại chọn sàn Hong Kong và Thượng Hải để thay thế.

Tháng trước, công ty Sina đang niêm yết trên sàn Nasdaq và là chủ sở hữu của Weibo - lời đáp lại của Trung Quốc với Twitter, cho biết họ sẽ tư nhân hóa kinh doanh với thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD.

Một ngày sau, Tencent, một gã khổng lồ trực tuyến khác của Trung Quốc, thông báo họ sẽ mua lại Sogou - công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm hiện đang được giao dịch trên NYSE, với giá 3,5 tỷ USD.

Nhiều công ty Trung Quốc có thể từng muốn đổ xô đến New York, thì nay, lại để mắt đến thị trường chứng khoán quê nhà.

Theo các chuyên gia tư vấn tại Deloitte, từ tháng 1 đến tháng 9, giá trị vốn hóa của các công ty mới niêm yết ở sàn Hong Kong đã tăng khoảng 28 tỷ USD, nhiều hơn 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Số tiền mà những công ty mới tham gia huy động ở các sàn giao dịch thuộc đại lục, ở Thượng Hải và Thâm Quyến đạt 355 tỷ nhân dân tệ (53 tỷ USD), gấp 2,5 lần số liệu tương đương trong năm 2019.

Dù vậy, khi xem xét kỹ càng hơn, vẫn có rất nhiều công ty khởi nghiệp Trung Quốc vẫn khát khao được niêm yết ở Mỹ.

Vào tháng 8, Ke Holdings - một công ty bất động sản trực tuyến được hậu thuẫn bởi Tập đoàn SoftBank của Nhật, đã huy động được 2,1 tỷ USD; XPeng - công ty sản xuất ô tô điện, đã thu về 1,5 tỷ USD.

Lufax - một công ty công nghệ tài chính, đã nộp đơn để niêm yết trên sàn giao dịch NYSE trong tháng này, có thể huy động được tới 3 tỷ USD. Tổng tất thảy, các công ty Trung Quốc đã huy động được gần 9 tỷ đô la trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPOS) tại Mỹ, kể từ tháng 1, và 8 tỷ đô la khác từ việc bán cổ phiếu ở thị trường thứ cấp.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tính toán được số tiền huy động được từ các đợt IPO của Trung Quốc trên NYSE và Nasdaq trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Giá trị thị trường của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ hiện vượt quá 1,6 triệu USD, trong đó các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ gần một phần ba.

Goldman Sachs dự báo giá trị vốn hóa từ công ty Trung Quốc tại New York năm nay sẽ đạt kỷ lục. Tại sao các công ty Trung Quốc lại đổ xô sang Mỹ dù bối cảnh xung quanh ví như liều thuốc độc với họi?

Đó là vì, như Adam Lysenko của công ty nghiên cứu Rhodium Group chỉ ra, việc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ thường dễ dàng hơn ở Trung Quốc - nơi có chế độ quản lý chặt chẽ hơn.

Thương vụ ra mắt thị trường chứng khoán bom tấn của Ant đã vấp phải khó khăn vào phút trót trong tuần này, khi cơ quan quản lý chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc bất ngờ trì hoãn việc phê duyệt niêm yết kép ở Hong Kong.

Việc niêm yết ở nước ngoài cũng cho phép các công ty đại lục vượt qua các kiểm soát tiền tệ nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Gary Rieschel của Qiming Ventures - một hãng đầu tư mạo hiểm, nói rằng việc niêm yết cổ phiếu ở New York, trung tâm tài chính nổi tiếng của thế giới, đặc biệt có ý nghĩa đối với các công ty Trung Quốc muốn lấn chân sang thị trường toàn cầu như Lufax

Đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ mới nổi nói riêng, Phố Wall như hiện thân của các nhà đầu tư sành sỏi nhất thế giới, tiếp cận Phố Wall cũng đồng nghĩa tiếp cận được các thị trường vốn có chiều sâu và tính thanh khoản lớn nhất. Về phần mình, các cổ đông nhận được phần cổ phiếu tốt nhất cho mình.

Tổng lợi nhuận của một chỉ số chứng khoán của các công ty Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ do ngân hàng BNY Mellon theo dõi, đã tăng gần một nửa trong 12 tháng qua, gấp đôi tỷ lệ của chỉ số S&P 500 của các công ty lớn của Mỹ.

Ông Lysenko tính toán rằng từ năm 2017 đến năm 2019, các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ đã giao dịch với mức định giá và thu nhập cao hơn so với các công ty thuộc S&P 500, trên Nasdaq, hoặc thực tế là những công ty có cổ phiếu được chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến và Hong Kong.

Những cổ phiếu “đỏ” này chỉ đơn giản là quá ngon lành để từ bỏ đối với các nhà đầu tư Mỹ, như sắc đỏ vốn có thể hiện sự sẵn sàng cạnh tranh và không hối tiếc.

Vân Trần

Tin khác

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp