Các cuộc biểu tình kinh tế “dậy sóng” từ những thách thức toàn cầu

Thứ tư, 13/07/2022 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các cuộc biểu tình kinh tế đang gia tăng trên khắp thế giới khi những thách thức do lạm phát tăng vọt, đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine đang khiến mọi căng thẳng trở nên sôi sục.

Các cuộc biểu tình được cho là đã xảy ra ở các quốc gia như Trung Quốc và đang diễn ra trên nhiều quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới từ châu Âu đến châu Á: bao gồm Hà Lan, Argentina, Sri Lanka và Albania.

"Việc Bộ trưởng Kinh tế từ chức cho thấy suy thoái kinh tế và tài chính “ăn sâu” vào cuộc sống của người lao động, của toàn dân", Đảng viên Đảng Công nhân Marcelo Ramal chia sẻ với hãng tin Reuters từ Argentina, nơi lạm phát hiện ngất ngưởng ở mức 60%. Đồng thời, người này cho rằng chính phủ không nên lơ là cảnh giác. “Chúng ta phải giả định rằng lạm phát sẽ ở mức xấp xỉ 80% - 90% trong năm nay, ngược lại mức lương của người lao động không tăng nhanh", ông này nói. 

Các điều kiện kinh tế khắc nghiệt đang gây ra ở quốc gia đông dân thứ ba ở Nam Mỹ đã khiến hàng ngàn người dân xuống phố tuần hành tới cổng dinh Tổng thống Argentina Alberto Fernandez.

Trên khắp Đại Tây Dương, ở xứ sở Hà Lan, những người nông dân đã điêu đứng sau khi thành lập "Đoàn xe Tự do" bằng cách sử dụng máy kéo, đốt hàng đống cỏ khô, thực hiện nhiều hành động để chặn đường cao tốc phản đối mục tiêu gần đây của chính phủ nhằm cắt giảm lượng khí thải, tương lai có thể buộc một số trang trại phải đóng cửa.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 1

Nông dân biểu tình vào ngày 29/ 6, nhằm chống lại các kế hoạch nitơ của chính phủ Hà Lan. Ảnh: Getty Images.

Được biết, Chính phủ Hà Lan đang đặt mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải nitơ và amoniac vào năm 2030 nhằm cải thiện chất lượng không khí, đất và nước. Các kế hoạch bao gồm cắt giảm phân bón được sử dụng trong các trang trại và giảm số lượng vật nuôi ước tính khoảng 30%.

Tuy nhiên, những người nông dân lo ngại các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của họ và đã sử dụng máy kéo và xe tải của họ để chặn các trung tâm phân phối siêu thị, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 2

Ngày 4/7, nông dân Hà Lan tham gia phong tỏa đường A67 gần Eindhoven. Ảnh: Getty Images.

Ở Albania tuần trước, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa ở thủ đô Tirana, thúc giục chính phủ trung tả từ chức vì cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt và cáo buộc tham nhũng.

Được biết, Albania đã ghi nhận sự tăng giá của các sản phẩm thực phẩm và nhiên liệu cơ bản liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và tác động lâu dài của đại dịch Covid-19.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 3

Những người phản đối chính phủ của Tổng thống Argentina Alberto Fernandez tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài dinh tổng thống Casa Rosada ở Buenos Aires, vào ngày 9/ 7. Ảnh: Getty Images.

Ở quốc gia Đông Nam Á Sri Lanka, những người biểu tình thề sẽ chiếm dinh tổng thống và nhà thủ tướng cho đến khi họ bị loại bỏ quyền lực.

Đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng, những người biểu tình hôm thứ Bảy tuần trước đã xông vào nhà của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, văn phòng bên bờ biển và dinh thự chính thức của thủ tướng.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 4

Các sĩ quan quân đội đứng gác khi mọi người vây kín dinh thự chính thức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa trong ngày thứ hai sau khi bão ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 11/7. Ảnh: AP.

Bên cạnh đó, hai quan chức của nước này cho biết họ bị buộc từ chức. Trong nhiều ngày, nhiều người dân đã đổ xô đến dinh tổng thống, biến nơi đây thành gần như một điểm thu hút khách du lịch - bơi trong hồ bơi, chiêm ngưỡng những bức tranh và nằm dài trên những chiếc giường chất đống với những chiếc gối. Có thời điểm, họ còn đốt nhà riêng của thủ tướng.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 5

Những người biểu tình bơi trong dinh thự chính thức của tổng thống ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 10/ 7. Ảnh: AP.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin hơn 1.000 người biểu tình đã tụ tập trước chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, vào cuối tuần qua để yêu cầu rút các khoản tiết kiệm bị đóng băng trong suốt 4 tháng qua do đại dịch Covid-19.

Theo Hãng tin AFP, biểu tình với quy mô hơn ngàn người là rất hiếm ở Trung Quốc. Trong tình hình hỗn loạn đó, các nhân viên bảo vệ trong lúc giữ an ninh, trật tự đã đụng độ với người biểu tình, khiến nhiều người bị thương.

cac cuoc bieu tinh kinh te day song tu nhung thach thuc toan cau hinh 6

Hơn 1.000 người biểu tình đã tụ tập trước chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, vào cuối tuần qua đòi rút các khoản tiết kiệm. Ảnh: The Fox News.

Được biết, những khoản tiền gửi bị đóng băng có tổng giá trị gần 40 tỉ nhân dân tệ, tương đương 6 tỉ USD, ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn khách hàng.

Ngày (11/7), nhà chức trách Hà Nam thông báo họ sẽ trả lại các khoản tiết kiệm dưới 50.000 nhân dân tệ, tương đương 7.400 USD, vào ngày 15-7, nhằm xoa dịu những người biểu tình của nước này.

Lê Na (Theo The Fox News)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô