Các địa phương cần tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực

Thứ hai, 13/02/2023 20:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý các tỉnh Trung du, miền núi khu vực phía Bắc cần có giải pháp thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí; tránh việc làm thủ tục chậm trễ, ảnh hưởng đến giải ngân thực hiện 3 chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhiều nội dung công việc quan trọng phải chờ hướng dẫn cụ thể

Chiều 13/2, tại tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì họp trực tuyến với 14 tỉnh Trung du, miền núi khu vực phía Bắc về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá những khó khăn, vướng mắc; bàn giải pháp tháo gỡ cũng như xác định nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

cac dia phuong can tranh dau tu dan trai gay lang phi nguon luc hinh 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì họp trực tuyến với 14 tỉnh Trung du, miền núi khu vực phía Bắc.

Theo báo cáo của lãnh đạo 14 tỉnh Trung du, miền núi khu vực phía Bắc và các bộ, ngành liên quan, giai đoạn 2021-2025, các tỉnh được Trung ương giao tổng vốn đầu tư để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là gần 44.200 tỷ đồng, chiếm 44,18% nguồn lực đầu tư thực hiện trên cả nước; riêng năm 2022, đã phân bổ hơn 15.400 tỷ đồng. Các tỉnh đã tự cân đối số vốn hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện. Các địa phương đã giải ngân nguồn vốn Trung ương đạt hơn 55% kế hoạch.

Năm 2023, dự kiến các tỉnh tiếp tục được phân bổ hơn 10.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia.

Từ thực tế triển khai tại các địa phương đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như: Nhiều nội dung công việc quan trọng phải chờ các bộ, ngành có văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể. Một số dự án thiếu hướng dẫn, chưa có định mức hỗ trợ; thiếu hướng dẫn với các thôn, xã vùng miền núi dân tộc thiểu số sau khi sáp nhập…

Một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản của bộ, ngành Trung ương gây khó khăn, lúng túng cho địa phương; có hướng dẫn còn chưa phù hợp với thực tế. Một số trình tự, thủ tục còn rườm rà, làm tăng thời gian triển khai dự án; chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế về triển khai ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; thiếu quy định về chi cho công tác tuyên truyền, xử lý nước thải. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn về tiêu chí huyện nông thôn mới…

cac dia phuong can tranh dau tu dan trai gay lang phi nguon luc hinh 2

Phó Thủ tướng đề nghị, trong quý I năm 2023, các bộ, ngành Trung ương phải cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản còn “nợ”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu văn bản cho Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Trung ương sẽ có sự phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong triển khai các dự án

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương nỗ lực của các địa phương trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia; các vấn đề còn vướng mắc cũng sẽ giao các bộ, ngành khẩn trương phối hợp giải quyết ngay trong quý I/2023. Thời gian tới, Trung ương sẽ có sự phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong triển khai các dự án.

Phó Thủ tướng cũng nhận các nhóm ý kiến nêu tại hội nghị, gồm: Việc các bộ, ngành Trung ương còn “nợ” một số văn bản quy định, hướng dẫn, vẫn còn sự chồng chéo, một số văn bản còn thiếu hợp lý khó thực hiện trên thực tiễn; việc đề nghị hỗ trợ thêm kinh phí của các địa phương; đề nghị phân cấp điều hành, nhất là đối với quản lý, sử dụng đất rừng; giảm rắc rối trong thủ tục hành chính; xin chuyển nguồn vốn các chương trình.

Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị, trong quý I năm 2023, các bộ, ngành Trung ương phải cơ bản hoàn thành ban hành các văn bản còn “nợ”; các cơ quan chủ trì chủ động phối hợp giải quyết tình trạng chồng chéo giữa các văn bản; các địa phương cũng phải phối hợp, hoàn thành ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý các tỉnh cần có giải pháp thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí; tránh việc làm thủ tục chậm trễ, ảnh hưởng đến giải ngân; rà soát lại các danh mục, điều chỉnh theo hướng tập trung, tránh rủi ro, đỡ mất thời gian làm hồ sơ. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, có thể chủ động chương trình riêng hoặc lồng ghép vào các chương trình của địa phương.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Tin tức
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.

Tin tức
Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức