Các doanh nghiệp mách nước để “cởi trói” kinh tế trong mùa dịch

Thứ tư, 04/08/2021 19:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại cuộc Tọa đàm về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều nay (4/8), ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS kiến nghị Chính phủ nên có sự công bằng giữa các ngành công nghiệp và có những giải pháp hỗ trợ DN cụ thể hơn nữa.

Khó khăn trong công tác vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế

Nhằm đảm bảo việc thực hiện “mục tiêu kép”, trong giai đoạn giãn cách xã hội, rất nhiều địa phương đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất kinh doanh “3 tại chỗ”, tức là làm việc tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ tại chỗ.

Các doanh nghiệp thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” đang đứng ở ngã ba đường.

Các doanh nghiệp thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” đang đứng ở ngã ba đường.

Thế nhưng việc thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” hiện để lại nhiều bất cập, trong đó, “nút thắt” của vấn đề chính là việc tâm lý của người lao động đang không vững, sau một thời gian thực hiện giải pháp này.

Đồng tình với nhận định này, tại buổi tọa đàm, bà Lý Thị Kim, Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết: Sau 20 ngày thực hiện giải pháp “3 tại chỗ”, tâm lý của cán bộ công nhân viên đã “nản”. Mặc dù các chủ doanh nghiệp hỗ trợ người lao động 3 bữa cơm, bồi dưỡng thêm 200.000 đồng/ngày, thế nhưng, ai cũng có gia đình, ai cũng muốn về.

Vì vậy, nếu tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” sẽ khó giữ được sản xuất, tâm lý người lao động không vững, thì sản xuất cũng khó đảm bảo. Tuy nhiên, nếu cho người lao động về thì lại phải tuyển dụng từ đầu. 

“Hiện tại, các doanh nghiệp thực hiện giải pháp “3 tại chỗ” đang đứng ở ngã ba đường, tiếp tục cũng không ổn, mà cho người lao động trở về cũng không xong”, bà Kim cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) cho rằng: Hơn 30% người lao động đồng ý với giải pháp “3 tại chỗ”, vì họ không biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, bao giờ họ mới được trở về nhà. Trong khi đó, tới 70% người lao động lại không muốn điều này, rõ ràng tỷ lệ đang có sự chênh lệch.

Ngoài những khó khăn trong công tác triển khai giải pháp “3 tại chỗ”, doanh nghiệp của nhiều ngành công nghiệp sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa chống dịch, vừa ổn định tình hình kinh doanh.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ: Chỉ thị 16 ban hành có hiệu quả trong phòng, chống dịch nhưng cũng đã tạo ra áp lực rất lớn lên cộng đồng doanh nghiệp ở 19 tỉnh, thành phố phía Nam.

Nhiều địa phương không linh hoạt, thực hiện Chỉ thị 16 máy móc, áp dụng quá chặt chẽ. Đơn cử, có doanh nghiệp chưa có F0, cũng bị đóng cửa theo khu vực, điều này đã khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. 

“Hàng ngàn container tại cảng Cát Lái đang tắc, hàng hóa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Việc kiểm soát các đoàn vận chuyển hàng hóa, từ Bắc tới Nam, mỗi tỉnh, mỗi địa phương một quy định cũng đẩy doanh nghiệp vào thế khó”, ông Giang nói.

Các doanh nghiệp mong muốn điều gì?

Trước những khó khăn nêu trên, ông Vũ Đức Giang kiến nghị Chính phủ có hướng dẫn đối với các doanh nghiệp chưa có F0 được phép hoạt động.

Bên cạnh đó, ông Giang đề nghị, Chính phủ nên có sự công bằng giữa các ngành công nghiệp: “Ngành công nghiệp nào cũng quan trọng cản, nhưng ngành dệt may mới chỉ có 1% người lao động được tiêm vắc-xin, bản thân người lao động không yên tâm để làm việc”.

Chủ tịch VITAS kiến nghị Chính phủ có hướng dẫn đối với các doanh nghiệp chưa có F0 được phép hoạt động.

Chủ tịch VITAS kiến nghị Chính phủ có hướng dẫn đối với các doanh nghiệp chưa có F0 được phép hoạt động.

Trong khi đó, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch đề nghị: Vắc-xin cần phân phối công bằng, tập trung vào 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Bởi vì, các địa phương này tập trung các ngành sản xuất rất lớn.

Về giải pháp “3 tại chỗ”, bà Minh cho rằng, đây chỉ là cơ chế tạm thời và thiếu sự bền vững, bởi tâm lý người lao động không thoải mái, thì việc sản xuất sẽ bị ảnh hưởng.

“Tôi cho rằng, các địa phương nên nới lỏng mô hình “3 tại chỗ”, bằng cách để doanh nghiệp đưa đón công nhân hàng ngày, bảo đảm quy trình chống dịch an toàn nhất”, TS Nguyễn Thị Hồng Minh nói.

Bên cạnh đó, bà Minh khuyến nghị các doanh nghiệp tự mua dụng cụ thử nghiệm test nhanh Covid-19. Đồng thời, khuyến nghị cải thiện hiệu quả công nhân sau khi đã tìm ra F0 và có giải pháp cách ly hợp lý, đối với những trường hợp âm tính.

“Chúng ta cũng cần quy định rõ người bệnh cách ly trong bao lâu bao lâu sau được ra về. Người âm tính thì cần phải được giải phóng. Chúng tôi cũng khuyến nghị các địa phương hỗ trợ, phê duyệt và cung cấp thêm chỗ ở cho công nhân để nắm bắt được tình hình dịch bệnh”, bà Minh nói.

Về vấn đề vận tải, hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp sản xuất. Hiện tại, các cảng biển có nguy cơ đóng cửa, kho lạnh đang thiếu. 

Các sản phẩm hàng hóa nông sản từ Đà Lạt vào TP.HCM phải đi vòng qua Nha Trang rất mất thời gian, gây chậm chạp nguồn cung. Thậm chí, gần đây, các địa phương còn có cách hiểu khác nhau về hàng hóa không thiết yếu.

“Đây chính là biểu hiện của sự thiếu nhất quán trong công tác chống dịch. Do đó, chúng tôi kêu gọi sự thống nhất giữa các tỉnh để lưu thông thông suốt”, bà Minh nói.

Cuối cùng là vấn đề nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch đánh giá: “Hiện nay, chính sách mới cách ly người đã tiêm xuống 7 ngày đã là tin mừng. Dù vậy, cần có lộ trình để mở cửa thuận lợi, an toàn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển trong thời gian tới”, bà Minh chia sẻ.

anhtuyentruyen

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp