(CLO) Tại hội nghị ở Thủ đô Abuja của Nigeria, các nhà lãnh đạo Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã chính thức công nhận chính quyền quân sự Niger.
Khối khu vực ECOWAS đã thành lập một ủy ban gồm ba nhà lãnh đạo để đàm phán với chính quyền quân sự Niger về quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ.
Các nhà lãnh đạo Tây Phi hôm Chủ Nhật yêu cầu một giai đoạn chuyển tiếp “ngắn” sang chế độ dân sự ở Niger sau cuộc đảo chính trước khi họ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS đã gặp nhau tại Nigeria vào Chủ nhật và chính thức công nhận chính quyền quân sự của Niger. Ảnh: Kola Sulaimon/AFP
Chủ tịch Ủy ban ECOWAS Omar Touray phát biểu khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh rằng cơ quan này sẽ dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt dựa trên kết quả từ quá trình đàm phán với CNSP (Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc) của chế độ Niger.
Ông nói thêm rằng ECOWAS sẽ duy trì mọi biện pháp trừng phạt nếu CNSP không tuân thủ kết quả đàm phán.
Chính quyền Niger trước đây cho biết sẽ phải mất ba năm để đưa quốc gia này trở lại chế độ dân sự.
Sự công nhận đối với chính quyền quân sự dường như làm giảm cơ hội phục hồi chức vụ của Tổng thống Niger Mohamed Bazoum.
Ông bị phế truất vào ngày 26/7, khiến ECOWAS phải áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn và đình chỉ thương mại với Niger.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS một lần nữa yêu cầu thả Bazoum ngay lập tức và vô điều kiện - nhưng lần này im lặng về tương lai của ông với tư cách là nguyên thủ quốc gia.
Khối khu vực Tây Phi cũng để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào Niger, mặc dù các nhà phân tích cho rằng điều đó ngày càng khó xảy ra.
Tây và Trung Phi đã chứng kiến sự gia tăng các cuộc đảo chính trong ba năm qua, với 8 cuộc tiếp quản của quân đội, bao gồm Mali, Burkina Faso và Guinea.
Trong tháng qua, chính quyền Sierra Leone và Guinea-Bissau cũng mô tả các cuộc khủng hoảng chính trị là âm mưu đảo chính.
Bất chấp các lệnh trừng phạt và các biện pháp khác của ECOWAS, ông Touray nói với các nguyên thủ quốc gia rằng chính quyền Niger đã củng cố quyền lực của mình.
Quân đội nước này đã yêu cầu quân đội Pháp đóng tại đây phải rời đi. Chính quyền Niger cũng đã liên minh với Burkina Faso và Mali và quay sang hợp tác quân sự với Nga sau khi cắt đứt quan hệ với phương Tây.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Các tòa nhà ở Myanmar tiếp tục đổ sập năm ngày sau trận động đất mạnh, gây nguy hiểm cho lực lượng cứu hộ khi họ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.