Các nhà đầu tư F0 “đại náo” sàn chứng khoán, phá vỡ mọi quy luật thị trường

Thứ hai, 07/06/2021 20:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư F0 (nhà đầu tư cá nhân lần đầu gia nhập thị trường) có thể nói là ngoài dự tính và đã phá vỡ mọi dự báo của giới chuyên gia phân tích. Đồng thời cũng phá vỡ những quy luật thường thấy của thị trường.

1

Sức mạnh nhà đầu tư F0

Thời gian qua, sự gia nhập của lực lượng đông đảo các nhà đầu tư F0 đã đẩy thanh khoản của thị trường tăng, những phiên giao dịch với giá trị hơn 1 tỷ USD đã không còn là chuyện hiếm. Dòng tiền ồ ạt chảy vào thị trường và sức mạnh của các nhà đầu tư mới đã phá vỡ những quy luật của thị trường.

Theo dữ liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 5/2021, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 113.674 tài khoản chứng khoán. So với tháng trước đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng thêm hơn khoảng 3.000 tài khoản và đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.

Trong số 113.674 tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới trong tháng 5 có tới 113.543 tài khoản từ các nhà đầu tư cá nhân và 131 tài khoản từ các tổ chức.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới 480.490 tài khoản chứng khoán, vượt 20% số lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản mở mới trong năm 2020). Đáng chú ý, lượng mở tài khoản mở mới trong năm 2020 là con số kỷ lục từ trước tới nay, gần gấp đôi năm trước đó. Tới cuối tháng 5, số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam ở mức hơn 3,25 triệu tài khoản, tương đương 3,2% tổng dân số.

Để giảm tải cho hệ thống của HOSE, các công ty chứng khoán thông báo đến các nhà đầu tư sẽ tạm dừng việc sửa, hủy lệnh mua/bán. Điều này cũng khiến nhà đầu tư phải gánh thêm rủi ro khi lệnh ban đầu không khớp, tiền và chứng khoán bị mắc kẹt…

Việc tạm dừng sửa, hủy lệnh cũng đẩy thanh khoản của thị trường lên cao kỷ lục. Ngày 3/6/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một phiên giao dịch bùng nổ, sàn HOSE có giá trị khớp lệnh lên tới 27.740 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD, tăng 15% so với phiên trước đó và là con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử 20 năm của thị trường.

Phiên 4/6, thanh khoản riêng HoSE vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng. Theo dự báo, nếu hệ thống giao dịch giải quyết được những vấn đề như tình trạng nghẽn, chậm phản hồi, con số 35.000 thậm chí 40.000 tỷ đồng cũng có thể xảy ra.

Theo các đơn vị phân tích và nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư cá nhân đang có tầm ảnh hưởng khá lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam khi lực lượng này chiếm khoảng 90% thanh khoản thị trường.

Các quy luật thị trường bị phá vỡ

Sự tham gia mạnh mẽ của F0 có thể nói là ngoài dự tính và đã phá vỡ mọi dự báo của giới chuyên gia phân tích. Hồi đầu năm nay, giới phân tích dự báo VN-Index 2021 có thể chỉ trên 1.200 điểm, tích cực nhất là trên 1.300, nhưng nay chỉ số đã tiến gần 1.400 điểm.

Trước diễn biến quá nhanh của thị trường, đến đầu tháng 4, một số đơn vị đã phải điều chỉnh dự báo. VCBS trong báo cáo triển vọng thị trường quý 2 đã nâng dự báo mức đỉnh VN-Index năm nay có thể tăng 20-30% so với cuối năm 2020, tương ứng khoảng 1.325 đến 1.435 điểm.

Dự báo của nhóm phân tích dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế có nhiều tín hiệu hồi phục tích cực và kỳ vọng lãi suất tiếp tục giữ ở mức thấp. Còn một lý do khác khiến thị trường vượt nhanh hơn dự báo là sự "hung hãn" của nhà đầu tư.

Đáng chú ý, diễn biến thị trường thời gian qua cho thấy, trong nhiều phiên liên tục, sự tăng điểm diễn ra ngay cả khi khối ngoại bán ròng mạnh mẽ trên toàn thị trường với khoảng gần 23.000 tỷ đồng. Giá trị bán ròng đạt cao nhất vào tháng 3 với gần 11.400 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng lượng bán ròng. Trong hơn nửa đầu tháng 5, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 8.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dòng tiền từ các cá nhân trong nước đã đối ứng tất cả những gì mà khối ngoại bán ra trên thị trường. Ước tính, các cá nhân trong nước đã mua ròng trong cả 5 tháng đầu năm trên HOSE với giá trị hơn 35.000 tỷ đồng (1,5 tỷ USD).

Bên cạnh đó, dư nợ margin của thị trường trong giai đoạn 2019-2021 đang tăng dần qua mỗi năm, lần lượt ghi nhận 60.000 tỷ đồng, 90.000 tỷ đồng và chạm ngưỡng kỷ lục 112.000 tỷ đồng tính đến hết 5 tháng đầu năm 2021, nhiều công ty chứng khoán đã chạm trần cho vay margin.

Trước đây, tại các thời điểm rơi vào tình trạng “căng margin” có thể khiến thị trường điều chỉnh do nguồn cầu thiều hụt, cung áp đảo. Tuy nhiên, nhìn vào thanh khoản và tăng điểm thị trường hiện nay có thể thấy, margin không còn gây áp lực.

Hay như trước đây, mỗi kỳ tái cơ cấu của các quỹ ETF có quy mô vốn 8.000-12.000 tỷ đều có tác động lớn lên thị trường, thì việc các quỹ này hiện nay mua bán ra sao không còn là mối lo ngại của các nhà đầu tư.

Trước “cơn điên” của thị trường chứng khoán, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu tăng nóng. Dù vậy, “cơn bão” đổ bộ từ nhà đầu tư F0 vẫn chưa có dấu hiệu ngưng.

Tuy nhiên, rủi ro thị trường vẫn luôn thường trực. Chính vì vậy, nhà đầu tư cũng cần có kế hoạch quản trị rủi ro để bảo vệ tài khoản của mình. Thị trường đi lên bền vững cần phải có những nhịp điều chỉnh đan xen.

Hôm nay (7/6), thị trường chứng khoán đã bước vào tuần giao dịch thứ 2 của tháng 6, sau một quãng tăng “nóng”, thị trường đã có một phiên điều chỉnh mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm 15,27 điểm xuống còn 1.358,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 36.800 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm gần 35.000 tỷ đồng.

Thanh Thư

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm