(CLO) Thời gian gần đây, Mỹ và các đồng minh không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Á thông qua các hoạt động ngoại giao, cam kết đầu tư, viện trợ. Tuy nhiên, liệu Mỹ và đồng minh có thể đẩy Nga, Trung Quốc ra khỏi khu vực này?
Từ lời nói đến hành động
Tờ Izvestia dẫn tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á, ông Donald Lu cho biết, “chúng ta đang tham gia một cuộc chiến quan trọng ở Nam và Trung Á. Đây là cuộc chiến để cạnh tranh với Nga, Trung Quốc, cũng như ngăn chặn các hoạt động khủng bố”.
Theo ông Donald Lu, khu vực Trung Á đang trở thành đấu trường đặc biệt quan trọng cho “sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và Nga”. Ông Lu lấy Kazakhstan làm ví dụ, nhấn mạnh rằng “sự hỗ trợ tài chính cho truyền thông địa phương từ Washington sẽ “cho phép giảm mức độ can thiệp từ Nga và các nước khác”.
Ngoài ra, tại phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Quốc hội Mỹ, ông Donald Lu tuyên bố rằng, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra một chương trình hỗ trợ cho những người lao động di cư bị trục xuất khỏi Nga, mục đích là tạo việc làm cho họ ở quê nhà. Theo ông Lu cho biết, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Quốc hội cấp 220,7 triệu USD cho các quốc gia Trung Á, đặc biệt là để giảm bớt ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh C5+1. Ảnh: Astanatimes
Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh C5+1 (cơ chế hợp tác gồm Mỹ và 5 nước Trung Á) tại New York - sự kiện lịch sử đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Mỹ tham dự hội nghị C5+1. Washington và các đối tác đã thảo luận về hàng loạt chủ đề như an ninh khu vực, hợp tác kinh tế và phát triển bền vững, qua đó nhấn mạnh sự quan tâm và đóng góp ngày càng lớn của Mỹ trong khu vực.
Gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng quan tâm đến Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát. Trong 30 năm qua, tuyến vận tải này đã chứng kiến lưu lượng giao thông gia tăng, nhất là sau thời điểm tháng 2-2022 khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội TITR Gaidar Abdikerimov, hiện có 25 công ty vận tải từ 11 quốc gia tham gia TITR. Chỉ trong 10 tháng qua, hơn 2.256 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua hành lang này. Đầu năm nay, các tổ chức tài chính châu Âu và quốc tế công bố khoản cam kết trị giá 10,8 tỷ USD để phát triển TITR, nhằm giảm sự phụ thuộc vào tuyến vận tải phía Bắc (NSR) của Nga, Modern Diplomacy cho hay.
Trong một động thái liên quan mới nhất, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Á tại Kazakhstan trong tháng 8 này. Theo tờ The Yomiuri Shimbun, hội nghị thượng đỉnh được tổ chức nhân dịp Thủ tướng Kishida thực hiện chuyến thăm tới các quốc gia Kazakhstan, Uzbekistan và Mông Cổ từ ngày 9 đến 12-8 tới đây. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Nhật Bản với các quốc gia Trung Á (gồm Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan) với mục đích củng cố các cam kết của Nhật Bản với khu vực thông qua việc thảo luận hàng loạt vấn đề, nhất là hợp tác kinh tế.
Theo giới phân tích chính trị, việc Mỹ và các đồng minh ngày càng quan tâm tới Trung Á cho thấy sức hút rất lớn của khu vực này. Đầu tiên, sức hút ấy xuất phát vị trí địa lý và địa chính trị độc đáo của khu vực này. Trung Á còn được biết đến là có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên khác.
Các quốc gia có dự trũ khí đốt tự nhiên hàng đầu khu vực như Turkmenistan (đứng thứ 06 thế giới) và Uzbekistan (đứng thứ 19 thế giới). Kazakhstan hiện có lượng dự trữ dầu mỏ đạt 30 tỷ thùng, đứng thứ 12 thế giới. Trong bối cảnh EU đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027, thì các nguồn cung khí đốt từ Trung Á là mục tiêu mà các nước này không thể bỏ qua.
Bên cạnh đó, Mỹ và các đồng minh muốn mở rộng các tuyến thương mại thay thế ở Trung Á, tăng khả năng vận chuyển và tăng cường các hệ thống thanh toán điện tử xuyên biên giới; xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dọc theo các tuyến thương mại xuyên Caspian; xác định các nút thắt hậu cần và đưa ra khuyến nghị cho chính phủ và khu vực tư nhân để cải thiện các trung tâm hậu cần cảng, đường sắt và hàng hải quan trọng ở Trung Á.
Nhận định về vấn đề này, nhà nghiên cứu cấp dưới tại Khoa Trung và Đông hậu Xô Viết của INION RAS, Razil Guzaerov cho rằng, trọng tâm trong các hoạt động hợp tác gần đây giữa Mỹ và đồng minh với Trung Á là phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Việc Mỹ và đồng minh tích cực đầu tư vào Trung Á sẽ dẫn đến sự tương tác về cơ sở hạ tầng và vận chuyển giữa các quốc gia trong khu vực và Nga sẽ giảm xuống mức tối thiểu; do đó, Moscow có nguy cơ mất đi một lượng đáng kể vận chuyển hàng hóa và các lực chọn tương tác khác. Ngoài ra, Mỹ và đồng minh cũng hướng tới sự cạnh tranh với Chiến lược Vành đai và Con đường/OBOR của Trung Quốc. Những khoản đầu tư có giá trị, cũng như thế mạnh về khoa học công nghệ của các nước phương Tây có thể đe dọa vị thế của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.
Liệu Mỹ và đồng minh có thể lấn át Nga, Trung Quốc ở Trung Á?
Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Razil Guzaerov cho rằng, trong một thời gian dài, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã không dành sự quan tâm đủ lớn cho khu vực Trung Á. Tuy nhiên, vai trò địa chiến lược quan trọng của Trung Á và ảnh hưởng ngày càng lớn của Nga, Trung Quốc tại khu vực này buộc Mỹ và các nước phương Tây phải thay đổi quan điểm và điều chỉnh chính sách nhằm cố gắng lôi kéo các nước trong khu vực ra khỏi tầm ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc.
“Giới lãnh đạo từ Mỹ, EU và Anh liên tục có chuyến thăm tới Trung Á với mục tiêu chính là thuyết phục các nước khu vực này tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, ý đồ của Mỹ và các nước phương Tây có vẻ như không hiệu quả khi các nước Trung Á chủ trương cân bằng quan hệ với các nước lớn”, chuyên gia Razil Guzaerov nói.
Về kinh tế, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á là không phải bàn cãi khi nước này đang vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực. Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Trung Á đạt 89,4 tỷ USD vào cuối năm 2023, tăng 27% so với mức 70,2 tỷ USD năm 2022. Trong đó, xuất khẩu từ quốc gia tỷ dân sang khu vực này đã lên đến 61,4 tỷ USD. Điều này cho thấy Trung Á là một trong những khu vực ưu tiên trong chiến lược mở rộng của Trung Quốc. Trong số các nhiệm vụ chính mà Bắc Kinh hướng đến khu vực có liên quan đến cung cấp năng lượng, tiếp cận tài nguyên khoáng sản, tạo hành lang giao thông hiệu quả và an ninh khu vực.
Trong khi đó, Nga không thể cung cấp cho các quốc gia Trung Á khả năng tiếp cận hỗ trợ tài chính, các khoản vay và đầu tư ở mức độ mà Bắc Kinh có thể, song lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với khu vực này ở nhiều khía cạnh khác, nhất là về an ninh và năng lượng. Hiện nay, Trung Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh, cũng như những mâu thuẫn nội bộ và bất ổn xung quanh khu vực.
Trong đó, xung đột giữa Tajikistan - Kyrgyzstan đã làm sụt giảm sự đoàn kết trong nội bộ các nước Trung Á, cản trở nỗ lực của các nước trong việc đối phó với mối đe dọa bên ngoài, như cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan và chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan có nguy cơ lan rộng sang các nước Trung Á. Trước thực tế này, các nước Trung Á cần sự hỗ trợ từ Nga dưới vai trò dẫn dắt CSTO để tham gia sâu hơn vào giải quyết các bất ổn an ninh của khu vực Trung Á. Nga và CSTO vẫn chứng tỏ được vai trò quan trọng trong việc giải quyết các bất ổn ở Trung Á. Tháng 1-2022, CSTO đã giúp chính quyền Kazakhstan thiết lập lại trật tự sau các cuộc bạo nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Kazakhstan Tokayev. Điều này cho thấy, Nga vẫn là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì hòa bình ở khu vực Trung Á.
Ở lĩnh vực năng lượng, những thách thức chính đối với Kazakhstan và Uzbekistan, cũng như đối với hầu hết các quốc gia Trung Á hiện nay là mức tiêu thụ năng lượng trong nước tăng đáng kể, trong khi cơ sở hạ tầng năng lượng lại xuống cấp nhanh chóng. Minh chứng là cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra vào mùa đông năm 2022 - 2023 ở Uzbekistan và Kazakhstan, dẫn sự gián đoạn trong việc cung cấp xăng dầu và điện cho người tiêu dùng.
Mặc dù, không thể phủ nhận những áp lực từ phương Tây khiến lãnh đạo các nước Trung Á có phần thận trọng trong việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Nga do nguy cơ tiềm ẩn từ việc phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt thứ cấp (như việc các nước này từ chối cung cấp thẻ Mir của Nga trong khu vực), song việc tăng cường vai trò của Nga trong lĩnh vực năng lượng ở Trung Á sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà khu vực này đang phải đối mặt:
Thứ nhất, Nga sẽ giúp các nước Trung Á giải quyết nhanh chóng vấn đề thiếu hụt nguồn cung năng lượng và bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế - xã hội trong khu vực.
Thứ hai, sự tham gia của các công ty Nga vào thị trường Trung Á sẽ tạo cơ hội cung cấp một phần thị trường tiêu thụ mới cho khí đốt từ nhiên của Nga.
Thứ ba, Trung Quốc quan tâm đến độ tin cậy và ổn định của nguồn cung cấp hydrocarbon từ Trung Á, cũng như bảo đảm an ninh cho các đường ống khí đốt liên quan. Việc cung cấp khí đốt của Nga cho Uzbekistan và Kazakhstan sẽ cho phép các nước này giải quyết không chỉ vấn đề đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước, mà còn duy trì ổn định nguồn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.