Các quốc gia thành viên đồng ý cải tổ ngân sách WHO

Thứ tư, 25/05/2022 19:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 25/5, các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhất trí cải tổ cách thức đóng góp cho cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc.

Theo AFP, cuộc cải tổ ngân sách này sẽ mang lại cho WHO một nguồn thu nhập ổn định hơn và kiểm soát được phần lớn nguồn tài trợ thông qua trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ).

cac quoc gia thanh vien dong y cai to ngan sach who hinh 1

Logo Tổ chức Y tế Thế giới. Ảnh: Reuters

“Đây là một thời khắc lịch sử”, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết khi nghị quyết được thông qua tại Đại hội đồng Y tế Thế giới. Ông Tedros nói rằng nó sẽ thay đổi cách thức đóng góp tài chính, cũng như cách thức hoạt động của tổ chức này.

Việc cải tổ sẽ giúp WHO nhanh nhẹn và linh hoạt hơn khi ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu như đại dịch Covid-19. Theo ông Tedros, đại dịch Covid-19 đã chứng minh tầm quan trọng của WHO, nhưng cũng cho thấy lý do tại sao thế giới cần một tổ chức y tế đa phương có ngân sách bền vững, được trao quyền và mạnh mẽ hơn.

Nguồn ngân sách của WHO chủ yếu phụ thuộc vào các khoản đóng góp tự nguyện của 194 quốc gia thành viên và các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, nhưng thường được dành cho các chương trình cụ thể. Vì vậy, hoạt động của WHO chưa thực sự hiệu quả và thiếu sự linh hoạt trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng bất thường như đại dịch COVID-19, xung đột tại Ukraine...

Theo kế hoạch cải tổ ngân sách, đến giai đoạn 2030-2031, tổng phí thành viên của các nước đóng cho WHO sẽ chiếm 50% ngân sách hằng năm của tổ chức này, thay vì chuyển phần lớn số tiền đóng góp vào các dự án y tế ngắn hạn mà những nước này tự chọn, nhưng mức đóng góp không ổn định.

WHO sẽ có ngân quỹ ổn định để hoạt động linh hoạt hơn, nhưng đổi lại thì tổ chức này sẽ phải triển khai các cải cách hướng đến tăng cường tính minh bạch trong chi ngân sách và nhân sự.

Ngân sách được phê duyệt cho năm 2022-2023 của WHO ở mức 6,12 tỷ USD, tăng 5% so với mức 5,84 tỷ USD cho ngân sách năm 2020-2021. Theo số liệu mới nhất, các khoản đóng góp bắt buộc của các nước thành viên, vốn được tính dựa trên dân số và sự giàu có của mỗi quốc gia, chỉ ở mức 957 triệu USD, trong khi các khoản đóng góp tự nguyện cụ thể lên tới 3,7 tỷ USD.

Trong danh sách các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO, Mỹ dẫn đầu với 219 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc với 115 triệu USD, Nhật Bản là 82 triệu USD, Đức và Anh lần lượt là 58 triệu USD và 44 triệu USD.

Thành An (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Ông Donald Trump được hoãn xét xử vô thời hạn trong vụ án tài liệu mật

Ông Donald Trump được hoãn xét xử vô thời hạn trong vụ án tài liệu mật

(CLO) Phiên tòa xét xử ông Donald Trump ở Florida với cáo buộc cất giữ trái phép tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở đã bị hoãn vô thời hạn, theo một thẩm phán đã quyết định hôm thứ Ba.

Thế giới 24h
Hai quan chức an ninh Ukraine bị bắt vì âm mưu ám sát Tổng thống Zelenskyy

Hai quan chức an ninh Ukraine bị bắt vì âm mưu ám sát Tổng thống Zelenskyy

(CLO) Ukraine đã bắt giữ hai quan chức an ninh được cho là có liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống Volodymyr Zelenskyy mà cơ quan an ninh nhà nước Ukraine (SBU) cho biết rằng họ đã ngăn chặn thành công.

Thế giới 24h
Israel cắt tuyến đường viện trợ Rafah, 'đặt súng' lên bàn đàm phán

Israel cắt tuyến đường viện trợ Rafah, 'đặt súng' lên bàn đàm phán

(CLO) Israel đã điều xe tăng và binh sĩ tới chiếm quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah, nơi có tuyến đường nối thành phố Rafah tới Ai Cập, một động thái giống như "đặt súng" lên bàn đàm phán ngừng bắn đang diễn ra tại Cairo.

Thế giới 24h
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì và tại sao Nga lại ra lệnh tập trận?

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì và tại sao Nga lại ra lệnh tập trận?

(CLO) Ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội sẽ tổ chức các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Vậy vũ khí hạt nhân chiến thuật là gì và tại sao Nga lại ra lệnh tập trận?

Thế giới 24h
Nắng nóng khắc nghiệt đe dọa đến đời sống và ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á

Nắng nóng khắc nghiệt đe dọa đến đời sống và ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á

(CLO) Sau tháng 4 oi bức với nhiệt độ kỷ lục, Đông Nam Á tiếp tục bước vào tháng 5 với nắng nóng kéo dài. Các trang trại của Thái Lan đang oằn mình dưới nhiệt độ cao, trong khi Malaysia chuẩn bị đối phó với các tác động sinh thái như số ca sốt xuất huyết gia tăng.

Thế giới 24h