Các thị trường mới nổi đẩy núi nợ toàn cầu lên mức cao kỷ lục 303 nghìn tỷ USD

Thứ bảy, 26/02/2022 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Viện Tài chính Quốc tế (IIF) vừa cho biết, việc vay nợ tại các thị trường mới nổi do Trung Quốc dẫn đầu đã thổi phồng núi nợ toàn cầu lên mức kỷ lục 303 nghìn tỷ USD vào năm 2021, mặc dù tỷ lệ nợ trên GDP đã được cải thiện khi các nền kinh tế phát triển phục hồi.

Mức tăng 10 nghìn tỷ USD trong nợ toàn cầu đã giảm từ mức tăng 33 nghìn tỷ USD vào năm 2020 khi chi tiêu liên quan đến COVID-19 tăng vọt.

cac thi truong moi noi day nui no toan cau len muc cao ky luc 303 nghin ty usd hinh 1

Hơn 80% gánh nặng nợ mới của năm ngoái đến từ các thị trường mới nổi, nơi tổng số nợ đang đạt mức 100 nghìn tỷ USD. Ảnh: iese.

Nhưng IIF cho biết trong báo cáo giám sát nợ toàn cầu hàng năm của mình rằng, hơn 80% gánh nặng nợ mới của năm ngoái đến từ các thị trường mới nổi, nơi tổng số nợ đang đạt mức 100 nghìn tỷ USD.

Điều đó có nghĩa là các thị trường mới nổi đã bắt đầu năm 2022 phải đối mặt với nhu cầu tái cấp vốn cao kỷ lục ngay khi Cục Dự trữ Liên bang chuẩn bị tăng lãi suất sau nhiều năm chi phí đi vay thấp kỷ lục.

Các tác giả của IIF viết: “Trong khi tốc độ tích lũy chậm lại vào năm 2021, mức nợ của chính phủ ở các thị trường mới nổi vẫn ở mức cao.”

Họ nói: “Sự chậm lại này phù hợp với sự điều tiết trong thâm hụt ngân sách của chính phủ trong năm qua. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch bùng phát, một số chính phủ các nước thị trường mới nổi dường như phụ thuộc nhiều hơn vào việc vay nợ ngoài ngân sách”, đồn thời các nhà nghên cứu tại IIF đã chỉ ra sự gia tăng trong mức nợ doanh nghiệp phi tài chính tại các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Ả Rập Xê-út.

Hầu hết sự tăng vọt về tỷ lệ nợ trên GDP của từng quốc gia xảy ra ở các thị trường mới nổi.

IIF cũng lưu ý rằng phần lớn các khoản nợ bổ sung của thị trường mới nổi vào năm ngoái là bằng nội tệ và tỷ trọng của nó là cao nhất kể trong gần một thập kỷ qua.

Điều này xảy ra vào thời điểm đại dịch làm giảm sự thèm muốn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản nội tệ - mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trái phiếu trong nước ước tính ở mức ở mức 18% - mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Những quốc gia phụ thuộc nhiều vào vay nợ bên ngoài phải đối mặt với rủi ro lớn hơn do tâm lý thị trường dao động và sự gia tăng lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ.

Nợ toàn cầu tăng vọt trong năm 2020 khi các chính phủ chi những khoản tiền khổng lồ để phục hồi nền kinh tế của họ, cứu trợ các doanh nghiệp và giữ cho công dân của họ có việc làm.

Trong khi mức nợ toàn cầu vẫn ở mức rất cao theo tiêu chuẩn lịch sử, sự phục hồi kinh tế và lạm phát cao hơn đã giúp cải thiện một chút bức tranh trong năm ngoái.

Tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã giảm xuống 351% vào năm 2021 từ mức cao nhất mọi thời đại là hơn 360% vào năm 2020, mặc dù tỷ lệ năm ngoái cao hơn khoảng 28 điểm phần trăm so với mức trước đại dịch.

Việc phát hành nợ để thực hiện các chính sách về môi trường - xã hội - quản trị (nợ ESG) bùng nổ khi các nhà đầu tư dồn vào thị trường nợ bền vững.

IIF cho biết, đợt phát hành nợ ESG này trên toàn cầu đã đạt kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi tốc độ của năm 2020, mặc dù khoảng 3,4 nghìn tỷ USD, khối nợ ESG chỉ chiếm 1% tổng nợ toàn cầu.

Nhu cầu đối với các sản phẩm ESG dự kiến sẽ tăng tỷ trọng nợ. IIF nhận thấy tổng số phát hành nợ ESG toàn cầu đạt 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2022 và có khả năng là 7,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô