Các tổ chức đoàn thể trong PVN với “Chìa khóa” công nghệ để đổi mới

Thứ tư, 06/03/2019 18:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong xu thế chung, các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên) trong PVN cần đổi mới cách nghĩ, cách làm, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới của CMCN 4.0 để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Thay đổi cách nghĩ cách làm bằng giải pháp công nghệ

Trên thực tế, CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, đồng thời là động lực vô cùng lớn làm thay đổi “diện mạo” thị trường lao động và việc làm. Bên cạnh đó, từ ngày 12-11-2018, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tham gia CPTPP, công đoàn không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động (NLĐ).

Đối với tổ chức công đoàn, thách thức lớn nhất là trong tương lai không xa, ở cấp cơ sở sẽ xuất hiện các tổ chức đại diện khác của NLĐ, hay còn gọi là đa công đoàn. Vấn đề cạnh tranh để giữ chân và thu hút mới đoàn viên công đoàn là điều tất yếu sẽ xảy ra. Ngoài ra, trong lĩnh vực lao động, công đoàn, CPTPP cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác như: Thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đàm phán thỏa thuận lao động tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương tối thiểu... Quan hệ lao động có thể có những diễn biến phức tạp hơn.

Ông Vũ Ngọc Trình - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Trưởng ban Công nghệ Thông tin VPI (Ảnh: PVN)

Ông Vũ Ngọc Trình - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Trưởng ban Công nghệ Thông tin VPI (Ảnh: PVN)

Trong vấn đề này, ông Vũ Ngọc Trình - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), Trưởng ban Công nghệ Thông tin VPI đã chia sẻ những giải pháp công nghệ tích cực và khả quan. Trong đó, ông nhấn mạnh, các tổ chức đoàn thể trong ngành Dầu khí cần phải đổi mới cách nghĩ, cách làm bằng giải pháp công nghệ.

 Ông Vũ Ngọc Trình khẳng định: PVN và các doanh nghiệp thành viên đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác tái cấu trúc trong thời gian tới. Công nghệ cao cùng với các mô hình/phương thức quản trị tiên tiến nhất trên thế giới đang được ứng dụng vào các hoạt động quản lý, quản trị, điều hành tác nghiệp và chuyên môn, với mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất. Trong bối cảnh như vậy, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của NLĐ nói chung, đoàn viên thanh niên nói riêng, về quyền và lợi ích chính đáng sẽ ngày càng cần được quan tâm hơn.

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) đặt mục tiêu tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn theo phương châm hướng về cơ sở; chú trọng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ; tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích đoàn viên làm điểm tập hợp thu hút đoàn viên và NLĐ; tích cực xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định và phát triển; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; góp phần vào sự phát triển của PVN và của đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng. Ban Chấp hành CĐ DKVN đã đưa ra khẩu hiệu hành động: “Bản lĩnh, đoàn kết, đổi mới, hành động, vì sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, vì lợi ích đoàn viên, NLĐ”.

“Theo tôi, các tổ chức đoàn thể trong ngành Dầu khí cần tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, linh hoạt, khoa học, hoạt động hiệu quả; đặc biệt chú trọng khai thác các tiềm năng của CMCN 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (học máy), dữ liệu lớn (Big Data)… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức đoàn thể, quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, động viên hỗ trợ kịp thời, cung cấp các dịch vụ/tiện ích thiết thực để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ” – ông Trình nhấn mạnh.

Chatbot thông minh tư vấn pháp luật tự động

Mục tiêu cao nhất của các tổ chức đoàn thể là NLĐ hạnh phúc trong công việc và cuộc sống, cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững (Ảnh: PVN)

Mục tiêu cao nhất của các tổ chức đoàn thể là NLĐ hạnh phúc trong công việc và cuộc sống, cùng xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững (Ảnh: PVN)

Trong cuộc họp Ban Chấp hành CĐ DKVN gần đây, ông Trình đã đề xuất một số giải pháp mới về ứng dụng công nghệ vào các hoạt động đoàn thể giúp giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ NLĐ và đoàn viên thanh niên. Các giải pháp/phần mềm được đề xuất đều dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, có thể chạy trên máy tính, các thiết bị di dộng (Android, iOS); đặc biệt khai thác triệt để trí tuệ nhân tạo như: Học máy, khai phá dữ liệu. Từng giải pháp đều ứng dụng an ninh số (các thuật toán mã hóa/giải mã...) để bảo mật thông tin cho các dữ liệu thu thập/quản lý. Các giải pháp này giúp hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về pháp luật, quản lý cơ sở dữ liệu của NLĐ, từ đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để quan tâm tốt hơn, kịp thời hơn đến NLĐ, đoàn viên thanh niên. Để hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, NLĐ cần có hiểu biết cơ bản về pháp luật.

 “Giải pháp tôi đề xuất là xây dựng phần mềm Chatbot thông minh để tư vấn pháp luật tự động cho NLĐ, đoàn viên thanh niên. Phần mềm này lưu trữ các văn bản pháp luật liên quan đến NLĐ như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, các câu hỏi và đáp án cho các tình huống điển hình, hay xảy ra hoặc đã xảy ra (liên quan đến hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, lương, thu nhập, nghỉ hưu…” – ông Trình chia sẻ.

Với công nghệ này, NLĐ đặt câu hỏi tra cứu thông tin về pháp luật theo một hoặc nhiều tiêu chí (tên văn bản, số văn bản, ngày phát hành, cơ quan phát hành, lĩnh vực, trích yếu, tình huống pháp luật…), phần mềm này sẽ tự động tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu để chọn ra đáp án phù hợp với câu hỏi. Nếu đáp án chưa có trong cơ sở dữ liệu, phần mềm sẽ tự động chuyển câu hỏi cho chuyên gia, cộng tác viên pháp luật, lãnh đạo doanh nghiệp để trả lời ngay hoặc sau một thời gian nhất định. NLĐ khác cũng có thể tham gia trả lời, chia sẻ kinh nghiệm về câu hỏi/tình huống đó. Các đáp án đúng sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của phần mềm (Chatbot) để phần mềm có thể trả lời tự động cho các câu hỏi/tình huống tương tự trong lần sau.

Các ưu điểm nổi bật của Chatbot thông minh so với việc tra cứu đơn thuần trên Internet là: Câu trả lời được tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu đã được chọn lọc, thiết kế riêng cho NLĐ, nên sẽ sát với nhu cầu thực tế của NLĐ hơn. Chatbot thông minh có sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích, thống kê các câu hỏi/lĩnh vực được quan tâm nhiều, từ đó đưa ra gợi ý như tổ chức các cuộc hội thảo, tư vấn pháp luật trực tiếp, cập nhật kiến thức cho NLĐ; tiếp nhận các câu hỏi, ý kiến bằng giọng nói (hotline thông minh). Phần mềm này lưu trữ Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, các câu hỏi và đáp án cho các tình huống điển hình liên quan đến hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, lương, thu nhập, nghỉ hưu…

 Bên cạnh đó, phần mềm này được phân cấp, phân quyền, chỉ doanh nghiệp nào biết doanh nghiệp đó, người nào biết người đó. Cấp thấp nhất có trách nhiệm nhập, cập nhật dữ liệu (tổ công đoàn, chi đoàn thanh niên). Từ cấp công đoàn, đoàn thanh niên cơ sở thành viên trở lên không phải nhập dữ liệu, mà chỉ quản lý, khai thác thông tin (tra cứu, tạo các báo cáo thống kê, tổng hợp từ các doanh nghiệp trực thuộc). Phần mềm cũng cho phép trao đổi, tích hợp dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp khác để khai thác hiệu quả các thông tin đã được nhập vào cơ sở dữ liệu… iúp NLĐ có thể tiếp cận nhanh nhất và thuận tiện nhất.

Bảo Minh

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp