Hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh
(CLO) HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 394/NQ-HĐND về việc hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
Theo dõi báo trên:
Cơ hội học tập lớn
Hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã và đang triển khai các chương trình đào tạo chuyên ngành liên quan đến công nghệ bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Bên cạnh các trường có danh tiếng trong đào tạo kỹ sư công nghệ, thì nhiều trường mới cũng đang xúc tiến mở ngành để tuyển sinh.
Tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà trường hiện đang nghiên cứu mở mới chương trình đào tạo kỹ sư bán dẫn và dự kiến sẽ tuyển 100 chỉ tiêu cho năm học 2025-2026. Sinh viên theo học chương trình này sẽ được tiếp cận nội dung và phương pháp đào tạo tiên tiến với nhiều cơ hội học bổng, thực tập và việc làm hấp dẫn.
Học ngành thiết kế vi mạch - bán dẫn sẽ có nhiều cơ hội việc làm (ảnh minh họa - nguồn Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), từ năm 2025 nhà trường và Đại học Quốc lập Yang Ming Chiao Tung (Đài Loan, Trung Quốc) dự kiến sẽ đào tạo cử nhân ngành Công nghệ bán dẫn theo hình thức đào tạo liên kết 2+2 (gồm 2 năm học ở Việt Nam và 2 năm học ở Đài Loan).
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được Đại học Quốc lập Yang Ming Chiao Tung cấp bằng cử nhân và có cơ hội được các tập đoàn TSMC, Micron… tuyển dụng.
Trước đây, Đại học Quốc lập Yang Ming Chiao Tung đã ký kết với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) hợp tác đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ bán dẫn đầu tiên tại Việt Nam, hiện đã mở khoá thứ 5. Tháng 6/2024, Đại học Quốc lập Yang Ming Chiao Tung cấp học bổng trao đổi cho 20 sinh viên ngành Vật lý, Hoá học, Khoa học vật liệu... sang Đài Loan học tập 2 tuần.
Bên cạnh đó các trường truyền thống như Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đã mở các chuyên ngành như Thiết kế vi mạch, Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano, tập trung vào lĩnh vực thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử vi mạch.
Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đào tạo các ngành như Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, và Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử, hướng đến lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch bán dẫn.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, với các chương trình đào tạo tại các trường thành viên như Đại học Bách khoa và Đại học Công nghệ Thông tin.
Đại học Đà Nẵng bao gồm các trường thành viên như Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, và Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn cũng đã triển khai đào tạo ngành thiết kế vi mạch bán dẫn với tổng chỉ tiêu khoảng 200 sinh viên.
Đại học FPT cũng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT, trường đã thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn, dự kiến đón sinh viên đầu tiên vào năm 2024, tập trung vào đào tạo thiết kế vi mạch và nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức đào tạo chuyên ngành Vi mạch bán dẫn trong ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, tập trung vào công nghệ bán dẫn.
Được biết, hiện nay có 18 trường đại học được ưu tiên đầu tư ngân sách để hình thành, nâng cấp phòng thí nghiệm bán dẫn nhằm đảm bảo năng lực đào tạo ngành này.
Ngân sách sẽ đầu tư trang thiết bị, phần mềm bản quyền để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm bán dẫn tại 18 trường công lập. Có 1.300 giảng viên ở các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp... sẽ được đào tạo chuyên sâu về ngành công nghiệp bán dẫn.
18 trường được đầu tư xây dựng phòng nghiệm gồm Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Đại học Đà Nẵng; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại học Huế; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Đại học Giao thông Vận tải;
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Vinh; Đại học Cần Thơ; Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh; Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; Đại học Việt-Đức; Đại học Điện lực; Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Việc có nhiều trường tham gia đào tạo cùng với sự đầu tư có hệ thống tạo cơ hội lớn cho sinh viên theo học.
Công nghiệp bán dẫn sẽ là ngành công nghiệp mũi nhọn (ảnh minh họa- nguồn internet).
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Học ngành bán dẫn hiện được đánh giá có nhiều ưu điểm và cơ hội phát triển do đây là lĩnh vực công nghệ cao, có tiềm năng lớn trong tương lai. Ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh và thiếu hụt nhân lực trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam khi các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Amkor, Synopsys, TSMC, NVIDIA đang đầu tư mạnh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí như thiết kế vi mạch, chế tạo chip, kiểm định vi mạch, phát triển công nghệ vật liệu bán dẫn, nghiên cứu AI hardware, IoT, robot....
Theo thống kê, mức lương của kỹ sư ngành bán dẫn rất cao, đặc biệt khi làm việc tại các công ty công nghệ lớn.
Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm từ 15 - 30 triệu đồng/tháng và có thể lên đến hàng nghìn USD/tháng nếu có kinh nghiệm.
Làm việc trong ngành này thường có các chế độ phúc lợi tốt như bảo hiểm cao cấp, thưởng dự án, và cơ hội đào tạo nước ngoài.
Bán dẫn được xem là "trái tim" của mọi thiết bị điện tử, từ smartphone, laptop, ô tô điện, AI, IoT cho đến công nghệ vũ trụ.
Xu hướng phát triển công nghệ như AI, điện toán lượng tử, 5G/6G, xe tự hành, chip RISC-V đều cần đến vi mạch bán dẫn, giúp ngành này luôn có đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Sinh viên học ngành này có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty đa quốc gia như Intel, AMD, Qualcomm, NVIDIA, TSMC, Samsung, Apple, Google.
Một số công ty tài trợ khóa học, cử nhân viên đi đào tạo ở Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Sinh viên có cơ hội nghiên cứu, tiếp cận với công nghệ chế tạo chip tiên tiến như 5nm, 3nm, EUV Lithography.
Làm việc trong lĩnh vực này giúp bạn tiếp xúc với các kỹ thuật hiện đại nhất, nâng cao năng lực chuyên môn.
Bán dẫn là lĩnh vực cốt lõi giúp phát triển nền kinh tế số, công nghệ AI, công nghiệp 4.0. Làm việc trong ngành này giúp đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu.
Nếu có kiến thức chuyên sâu về thiết kế vi mạch, bạn có thể tự khởi nghiệp trong lĩnh vực chip, phát triển AI hardware hoặc giải pháp công nghệ cao.
Chính sách hấp dẫn
Hiện nay, Chính phủ nước ta đang triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích sinh viên theo học ngành công nghiệp bán dẫn, một lĩnh vực công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang nghiên cứu và đề xuất cơ chế miễn, giảm học phí cho sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp bán dẫn.
Ngoài việc miễn, giảm học phí, Bộ GD&ĐT cũng đề xuất bổ sung các chính sách học bổng nhằm hỗ trợ tài chính cho sinh viên ngành này.
Bộ GD&ĐT cũng đang khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo chuẩn về vi mạch bán dẫn, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025.
Chính phủ cũng đầu tư phòng thí nghiệm, các trường đại học được khuyến khích đầu tư vào phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn.
Bên cạnh đó, các trường cũng đang có chính sách thu hút giảng viên, chuyên gia là người nước ngoài hoặc Việt kiều đang làm việc trong lĩnh vực bán dẫn về giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trong nước.
Hiện, các trường đại học được đề nghị có chính sách ưu tiên như học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính và chỗ ở ký túc xá cho sinh viên theo học chương trình đào tạo về bán dẫn.
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn để hỗ trợ kinh phí, cấp học bổng, tạo điều kiện thực hành, thực tập và tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Những chính sách trên nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn, đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(CLO) HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 394/NQ-HĐND về việc hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Chỉ trong 5 ngày, trên địa bàn huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã có tới 73 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng.
(CLO) Trao đổi với phóng viên Nhà báo và Công luận, ông Ngô Mạnh Sơn, Giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng Minawa Kênh Gà (Gia Viễn, Ninh Bình) cho biết: “Trang fanpage đó là giả mạo, lừa đảo chiếm dụng tiền của khách hàng”.
(CLO) Chiếc xe container đang lưu thông trên đèo An Khê thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Vụ cháy kèm theo nhiều tiếng nổ lớn, giao thông bị ách tắc kéo dài nhiều km.
(CLO) Điện Kremlin đã miễn nhiệm ông Yuri Borisov khỏi chức vụ Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) sau gần ba năm lãnh đạo cơ quan này.
(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 2, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác song phương nhằm đối phó với tình hình bất ổn toàn cầu và ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới.
(CLO) Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã phủ nhận tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng các tàu của Chính phủ Mỹ sẽ được miễn phí khi đi qua kênh đào.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Phù Cát đang tiến hành mời thầu cho gói thầu xây lắp thuộc Dự án “Thảm nhựa tuyến đường Bắc Nam và đường Đông Tây”.
(CLO) Ngày 6/2, Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ và giải cờ tướng Hội Nhà báo (mở rộng) năm 2025.
(CLO) UBND xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã thuê đơn vị thu dọn, vận chuyển đi xử lý hàng chục tấn thực phẩm, bánh kẹo còn nguyên trong bao bì bị đổ trộm tại bãi rác tự phát trên địa bàn xã.
(CLO) Ngành đường sắt vừa phối hợp với các đơn vị liên quan xóa 4 lối đi tự mở tại Km6 + 963, Km6 + 910, Km6 + 875, Km6 + 847 trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh tại quận Hoàng Mai (TP.Hà Nội).
(CLO) Ukraine ghi nhận 495.090 ca tử vong vào năm 2024, cao gần gấp ba lần số ca sinh, theo dữ liệu mới được Bộ Tư pháp Ukraine công bố.
(CLO) Nhà máy Alstom tại Görlitz, nơi đã chế tạo toa tàu trong hơn 175 năm, sẽ chuyển sang sản xuất các bộ phận cho xe tăng Leopard 2 và các hệ thống quân sự khác sau khi được tập đoàn vũ khí Pháp - Đức KNDS mua lại.
(CLO) Hòa chung niềm vui trong bầu không khí lễ hội mùa xuân đang diễn ra trên khắp cả nước, từ mùng 8 đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm, nhân dân làng Phú Gia, hay còn gọi là Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội.
(CLO) Nhiều Bệnh viện trên khắp cả nước đang thông báo mời thầu cho các gói mua sắm vật tư y tế, thực phẩm dinh dưỡng, hóa chất xét nghiệm… tại các gói thầu từ gần 40 tỷ cho tới hơn 100 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 6/2, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai đóng 4 lối đi tự mở tại Km 6+963, Km 6+910, Km 6+875, Km 6+847 tuyến đường sắt Bắc - Nam, qua địa bàn phường Hoàng Liệt.
(CLO) Năm 2025, Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu tại Hà Nội và 1.800 chỉ tiêu tại TP. Hồ Chí Minh; trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển và 12 tổ hợp xét tuyển.
(CLO) Thông tư về dạy thêm, học thêm mới có nhiều nội dung nhân văn, khi đi vào thực tiễn sẽ thay đổi bộ mặt giáo dục. Tuy nhiên, để thành hiện thực phải cần thời gian. Trong khi quyền lợi của học sinh là điều giáo viên cần hướng tới, tránh ảnh hưởng tới việc học tập thi cử của các em.
(CLO) Phương thức xét tuyển bằng điểm tổng kết học bạ vẫn được nhiều trường sử dụng, trong đó nhiều trường có kết hợp với điểm tổng kết học bạ với chứng chỉ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.
(CLO) Hiện nay, đã có nhiều trường đại học công bố dự kiến phương án tuyển sinh, có thể thấy về phương thức tuyển sinh nhiều trường đã có sự điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng trường, bên cạnh đó nhiều trường mở ngành mới để thu hút thêm thí sinh theo học.
(CLO) Năm 2025, các kỳ thi riêng tuyển sinh đại học tại Việt Nam có nhiều điểm mới nhằm phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
(NB&CL) Câu chuyện đào tạo nhanh nguồn nhân lực để phục vụ cho các ngành công nghiệp mới khi đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới đang trở thành chủ đề nóng của giáo dục đại học nước ta. Trong đó, việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đã là một nhu cầu cấp bách để Việt Nam có thể trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040.
(NB&CL) Một trong những điểm nhấn lớn nhất của giáo dục đại học 2024 là việc các trường đại học đã chủ động trong việc tuyển sinh, mở ngành, đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao gắn với chiến lược phát triển của đất nước, phục vụ cho các ngành công nghiệp mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn… Mỗi trường đều có những sáng tạo mới mang đến nhiều hy vọng về một nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, thuận lợi lớn nhất là những chỉ đạo, định hướng sát sao về phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; sự quan tâm, ghi nhận, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với ngành, với lực lượng nhà giáo, với học sinh, sinh viên.
Trường THCS-THPT Lê Quý Đôn và Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) phối hợp tổ chức chương trình 'Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT – Khối 10'.