(CLO) Các tài khoản giả mạo ngày càng được sử dụng làm công cụ tuyên truyền thông tin sai lệch, thậm chí tạo ra một cuộc chiến tranh thông tin. May mắn thay, đến nay hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội lớn đều nhận thức được mối đe dọa này.
Số lượng chính xác tài khoản Twitter giả vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo một nhân viên của Twitter, mỗi tuần nền tảng này phải đối mặt từ 8,5 đến 10 triệu bot, với 2/3 tài khoản độc hại sẽ tự động bị xóa. Facebook ước tính rằng 5% người dùng hàng tháng của MXH này trên toàn thế giới là giả mạo. Họ đã phải xóa khoảng 1,7 tỷ tài khoản lừa đảo chỉ trong quý 2 năm 2021.
Các MXH đang tràn lan các tài ảo hoặc giả mạo các tổ chức và người nổi tiếng. Ảnh: GI
Làm thế nào để phát hiện tài khoản giả?
Theo Facebook, mỗi ngày nền tảng này chặn hàng triệu nỗ lực thiết lập tài khoản giả. Facebook cho biết những tài khoản như vậy "được tạo ra với mục đích xấu để vi phạm chính sách của chúng tôi".
Trong khi đó, Twitter có quyền đình chỉ vĩnh viễn các tài khoản mạo danh cá nhân, thương hiệu hoặc tổ chức theo cách gây hiểu lầm hoặc lừa đảo. Tuy nhiên, các tài khoản tình cờ có tên người dùng hoặc ảnh hồ sơ tương tự với những tài khoản khác không tự động vi phạm chính sách này.
Các tài khoản Facebook, Twitter và Instagram chính hãng do các công ty và những cá nhân nổi bật thường có biểu tượng xác minh màu xanh (tích xanh). Bạn sẽ thấy biểu tượng này trên trang hồ sơ của các chính trị gia và người nổi tiếng.
Ví dụ, nó giúp bạn phân biệt các trang hồ sơ chính thức của người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và ông chủ Elon Musk của Twitter. Vì vậy, những kẻ lừa đảo sẽ không dễ giả mạo họ. Tuy nhiên, gần đây, Twitter đã thừa nhận cấp tích xanh nhầm nhiều tài khoản. Nguy cơ này còn lớn hơn khi Twitter triển khai dịch vụ đăng ký tích xanh với giá 9 USD mỗi tháng của mình.
Và để tìm hiểm xem một tài khoản không “tích xanh” có phải giả mạo hay không, trước hãy chú ý đến các yếu tố cơ bản sau:
Tên tài khoản và địa chỉ URL: Thông thường, những kẻ lừa đảo sẽ thay đổi tên người dùng Twitter hoặc Facebook sau khi chiếm đoạt. Trong trường hợp này, tên tài khoản Twitter ban đầu - trước ký hiệu @ - sẽ cung cấp manh mối cho thấy có điều gì đó không ổn. Tương tự như vậy, địa chỉ URL Facebook khác lạ so với tên tài khoản cũng sẽ khiến bạn cần phải đặt dấu hỏi.
Lấy ví dụ, một tài khoản Facebook được cho là thuộc sở hữu của Elon Musk (xem ảnh chụp màn hình bên dưới). Với việc đăng ký tên người dùng sai chính tả "Muskk" và địa chỉ URL cũng lại là "facebook.com/elonreeve.musk.338", thì rất khó có khả năng đây là trang Facebook thực của Elon Musk. Ngoài ra, các tổ chức và người có giá trị cộng đồng thường sẽ liên kết với các tài khoản có tích xanh khác.
Tài khoản giả mạo tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Twitter
Tuy nhiên, điều khó là xác minh tính xác thực của tài khoản của một người bình thường. Để làm được điều này, hãy sử dụng các công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem người đó có hiện diện trên các mạng xã hội khác sử dụng cùng tên hay không. Kiểm tra xem hình ảnh hồ sơ được sử dụng có giống nhau không.
Ngoài ra, hãy kiểm tra xem tiểu sử hồ sơ, thông tin liên hệ và địa điểm có khớp với nhau không. Nếu bạn có thể thấy mức độ trùng lặp lớn, thì rất có thể bạn đang tiếp xúc với một tài khoản của một người thật. Tức là, rất khó có khả năng các tài khoản giả mạo được đặt tên giống hệt nhau và nội dung gần giống nhau trên các MXH khác nhau.
Xin lưu ý rằng đây là manh mối chứ không phải bằng chứng chắc chắn để đánh giá xem một tài khoản thật hay là tài khoản ảo.
Ảnh đại diện: Bạn cũng có thể nghiên cứu các ảnh đại diện để xác minh tài khoản. Sử dụng phương pháp tìm kiếm hình ảnh đảo ngược (một dịch vụ do Google, Bing và Yandex cung cấp) để tìm hiểu xem hình ảnh được sử dụng trong hồ sơ có mô tả một người nào khác ngoài người được xác nhận hay không hoặc liệu hình ảnh đó có xuất hiện trực tuyến ở nơi nào khác hay không. Hình ảnh có độ phân giải thấp cũng có thể là một dấu hiệu đáng báo động: rất ít khả năng những người được công chúng quan tâm sẽ sử dụng hình ảnh kém chất lượng cho tài khoản thật của họ.
Người theo dõi, bạn bè: Những tài khoản người của công chúng hay các tổ chức thường có nhiều bạn bè hay người theo dõi. Bởi vậy, một tài khoản giả người của công chúng nếu chỉ có vài chục bạn bè hoặc người theo dõi, thì đó gần như sẽ là tài khoản giả.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, cứ những tài khoản có nhiều bạn bè và người theo dõi đều sẽ là thật. Lưu ý, một tài khoản giả mạo Elon Musk cũng có tới hơn 60.000 người theo dõi.
Để kiểm tra xem đây có phải là tài khoản thật hay không, hãy xem những tài khoản đã được xác minh của Musk trên nền tảng MXH khác. Trong trường hợp của Musk, ông có tới có hơn 61 triệu người theo dõi trên Twitter, trong khi tài khoản Facebook đáng ngờ kia chỉ có 60.000, vì vậy cần phải đặt dấu hỏi.
Bạn phải luôn nghi ngờ bất cứ khi nào bạn phát hiện ra sự khác biệt lớn về số người theo dõi, bạn bè hoặc người đăng ký của một người trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Followerwonk là một công cụ hữu ích để phân tích số lượng người theo dõi trên các mạng khác nhau.
Một cách khác để đánh giá tính xác thực của tài khoản được cho là do một người nổi tiếng điều hành là kiểm tra xem các tài khoản tích xanh khác có tương tác với tài khoản đó hay không. Ví dụ, các đồng đội từ cùng một CLB bóng đá có bình luận hay chia sẻ về các bài đăng trên tài khoản đáng ngờ kia hay không?
Hành vi trực tuyến: Hãy chú ý đến thời điểm tài khoản MXH được tạo. Nếu nó được thiết lập và đã hoạt động trong nhiều năm, nó có thể là thật. Tuy nhiên, đây không phải là cách chắc chắn để đánh giá tính xác thực.
Bởi vậy, mọi người cần phải nghiên cứu nội dung tài khoản đó đăng tải. Nó có phù hợp với người đó không, hay nó có vẻ khác với tính cách? Nếu ai đó liên tục thay đổi địa điểm của mình, điều này sẽ khiến bạn phải nghi ngờ - trừ khi cá nhân đó làm việc với tư cách là một blogger du lịch, phóng viên chiến trường hoặc làm các công việc tương tự.
Hãy cảnh giác với những người chia sẻ nội dung mà họ dường như có ít hoặc không có mối liên hệ nào. Một sinh viên người Đức đăng những hình ảnh có mục đích cho thấy một khu vực chiến tranh Afghanistan? Một người hưu trí Nga chia sẻ những bức ảnh các cuộc biểu tình chống tiêm chủng ở Paris? Những điều này có vẻ không hợp lý. Cả hai đều có thể là tài khoản giả hoặc ít nhất là chia sẻ thông tin sai lệch chưa được xác minh. Hành vi đáng ngờ như thế này cũng là một hoạt động điển hình của bot MXH.
Bot là gì?
Bot, viết tắt của robot. Phần mềm này tự động like và bình luận không mệt mỏi về các bài đăng trên các MXH như Facebook, chia sẻ nội dung hoặc kích động tranh luận trực tuyến một cách giả tạo về các chủ đề được lập trình sẵn. Hành vi của chúng, như tên gọi của nó, giống với hành vi của robot tự động.
Hệ thống bot MXH sẽ không ngừng "like" và bình luận về các chủ đề đã được lập trình. Ảnh: GI
Tuy nhiên, điều cần thiết là phải phân biệt giữa bot tốt và xấu. Các bot tốt có thể tự động chia sẻ tin tức hoặc dự báo thời tiết cũng như cảnh báo động đất hoặc hình ảnh vệ tinh trên mạng xã hội.
Ngược lại, các bot xấu được thiết kế để bắt chước hoạt động thực sự của con người nhằm thúc đẩy một kế hoạch vì mục đích mờ ám hoặc vì lợi ích cá nhân nào đó. Tùy thuộc vào thuật toán, các chương trình máy tính như vậy có thể soạn và xuất bản các bài đăng hoặc bình luận trên mạng xã hội hoàn toàn tự động, 24/7 và gần như không ngừng nghỉ. Nó thậm chí còn tự động theo dõi người khác hoặc thậm chí gửi yêu cầu kết bạn!
Các bot xấu có thể bóp méo thực tế bằng cách khuếch đại một số quan điểm, xu thế hay xu hướng (trend) thông tin nhất định trên các nền tảng truyền thông xã hội và thu hút sự chú ý giả tạo đến một số vấn đề, bằng cách liên tục chia sẻ thông tin sai lệch hoặc phá hoại cuộc tranh luận trực tuyến mang tính xây dựng.
Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon đã phân tích hơn 200 triệu tweet được gửi vào năm 2020 thảo luận về COVID-19. Sau đó, họ đã đi đến một kết luận đáng lo ngại: 82% trong số 50 người bình luận đầu tiên là bot. Ngoài ra, 62% trong số 1.000 tài khoản bình luận đầu tiên cũng là do bot điều hành!
Làm cách nào để phát hiện bot?
Có thể phát hiện bot, nếu bạn chú ý đến: Tên người dùng bao gồm các tổ hợp chữ cái lộn xộn sẽ cho biết bạn đang tiếp xúc với bot. Ngoài ra, tài khoản có thiếu ảnh đại diện hoặc ảnh chất lượng kém cũng thường là do bot điều hành? Hãy cảnh giác. Ngoài ra, thông tin hồ sơ sơ sài, ngày đăng ký gần đây và vị trí đáng ngờ cũng cần được lưu ý.
Bạn có quan sát thấy một tài khoản truyền thông xã hội đồng thời xuất bản nội dung giống hệt nhau trên các nền tảng khác nhau hoặc bên dưới một số bài đăng khác nhau không? Tài khoản có đăng vô số câu trả lời thô thiển trong thời gian rất ngắn hoặc liên tục không? Nếu câu trả lời là có, rất có thể bạn đang gặp bot.
Các bot cũng được biết là thường theo dõi một số lượng lớn tài khoản khác, ngược lại có rất ít hoặc không có người theo dõi chúng. Để kiểm tra số lượng người theo dõi, hãy cân nhắc sử dụng các công cụ như Followerwonk hoặc Botometer.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Microsoft đã quyết định thay đổi thiết kế của "Màn hình xanh chết chóc" (Blue Screen of Death - BSOD) huyền thoại trên hệ điều hành Windows, chuyển từ màu xanh truyền thống sang màu đen.
(CLO) Ở các vùng quê rộng lớn của Trung Quốc, AI đang dần trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân, cung cấp lời khuyên về mọi thứ, từ chăn nuôi lợn đến kiểm soát sâu bệnh.
(CLO) Trong một thông báo mới vào ngày 29/3, Microsoft đã chính thức loại bỏ script bypassnro.cmd - công cụ được nhiều người dùng ưa chuộng để bỏ qua yêu cầu đăng nhập tài khoản Microsoft khi cài đặt Windows 11.