Cách xuất khẩu dầu thô Iran “lách” trừng phạt của Mỹ

Thứ năm, 02/02/2023 06:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vài tháng qua, Iran đã tăng cường xuất khẩu dầu thô bất chấp các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ, từ đó xoa dịu đáng kể nền kinh tế đang chịu thử thách của quốc gia này.

Iran, một nhà sản xuất khí hydrocarbon lớn, nắm giữ một số mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của quốc gia này đã giảm kể từ năm 2017 do nhiều năm chịu lệnh trừng phạt quốc tế cũng như thiếu hụt nguồn vốn đầu tư. EIA ước tính rằng nếu lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, sản xuất của quốc gia này có thể trở lại hết công suất - khoảng 3,7 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, Iran sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể để tăng sản lượng ngay cả khi có một thỏa thuận hạt nhân mới.

cach xuat khau dau tho iran lach trung phat cua my hinh 1

Ảnh minh hoạ: DW.

Ngành xuất khẩu dầu thô Iran “bội thu”?

Theo dữ liệu được hãng tin DW trích dẫn, xuất khẩu dầu thô của Iran đã tăng mạnh trong những tháng gần đây nhờ xuất khẩu nhiều hơn sang các thị trường tiêu thụ rộng lớn như Trung Quốc.

Các công ty phân tích như Vortexa, TankerTrackers và Kpler ước tính xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran đã tăng đáng kể trong ba tháng qua, trung bình khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.

Mặc dù con số này thấp hơn nhiều so với hơn 2,5 triệu thùng mỗi ngày mà quốc gia vùng Vịnh Ba Tư đã xuất khẩu vào đầu năm 2018 - trước khi chính thức chịu lệnh trừng phạt của Mỹ - nhưng chúng cao hơn nhiều so với những thời điểm trong năm 2020 khi xuất khẩu giảm xuống dưới 500.000 thùng mỗi ngày.

cach xuat khau dau tho iran lach trung phat cua my hinh 2

Biểu đồ thể hiện xuất khẩu dầu thô của Iran từ 2011 đến 2021. Ảnh: DW.

Nhiều nhà phân tích phỏng đoán, “con số đột phá” trong xuất khẩu dầu thô của Iran có thể bắt nguồn từ tâm lý muốn điều hoà giá dầu thô toàn cầu của Washington.

Thomas O'Donnell, một nhà phân tích năng lượng ở Berlin, cho biết: "Có thể người Mỹ đang “nhắm mắt làm ngơ” vì họ rất vui khi có thêm nhiều thùng dầu trên thị trường để giúp thay thế dầu của Nga".

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ bác bỏ những tuyên bố trên.

Chia sẻ với hãng tin Bloomberg, Robert Malley, đặc phái viên của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về Iran, nói rằng Mỹ không hài lòng với việc xuất khẩu dầu thô của Iran tăng mạnh mẽ, đồng thời, Nhà Trắng sẽ làm "mọi thứ trong khả năng của mình" để thực thi các lệnh trừng phạt.

Ngoài ra, vị này còn khẳng định: "Trung Quốc là điểm đến chính của hoạt động xuất khẩu bất hợp pháp của Iran", nhấn mạnh rằng Washington sẽ gây áp lực để Bắc Kinh ngừng mua dầu của Iran”.

Dầu thô Iran đi Trung Quốc qua Malaysia?

Theo thông tin được DW trích dẫn, rất nhiều chuyến hàng dầu của Iran dường như đang hướng tới Trung Quốc qua Malaysia, nơi dầu được trộn với các hỗn hợp khác và tái dán nhãn hòng che giấu nguồn gốc ban đầu.

Ông Thomas O'Donnell lưu ý: "Rất nhiều dầu của cả Venezuela và Iran đều được chuyển đến Malaysia, điều đặc biệt là không dành cho tiêu dùng trong nước. Lượng lớn dầu thô được chuyển đến đó và được trộn lẫn để che giấu nguồn gốc".

cach xuat khau dau tho iran lach trung phat cua my hinh 3

Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Iran theo điểm đến trong năm 2021, nổi bật với 46% lượng dầu thô được vận chuyển đến Malaysia. Ảnh: DW.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng ghi nhận xu hướng này.

"Theo các nhà phân tích trong ngành, phần lớn dầu được vận chuyển từ Iran đến Trung Quốc đã được dán nhãn lại từ các quốc gia như Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman để tránh sự phát hiện của cơ quan hải quan," EIA nhận định.

Henry Rome, một thành viên cao cấp tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nói rằng Mỹ sẽ cần suy nghĩ sáng tạo và điều chỉnh các ưu tiên của mình với các quốc gia như Trung Quốc và UAE nếu muốn thấy xuất khẩu dầu của Iran giảm.

Mặc dù, giới chuyên gia nhận định, càng cứng rắn với dòng chảy dầu thô xuất khẩu của Iran sẽ càng đẩy thị trường năng lượng, hơn cả là giá dầu đi vào ngõ cụt.

Trước tình trạng mất an ninh năng lượng, các quốc gia đều muốn có dầu của Iran để duy trì nguồn dự trữ của họ, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Cuối tháng 7/2022, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo rằng họ dự kiến tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Iran sau cuộc gặp với Tổng thống Iram Ebrahim Raeisi tại Tehran. Ông Raeisi cho biết ông hy vọng quan hệ thương mại của hai nước sẽ tăng gấp ba lần trong những năm tới để đạt được mục tiêu 30 tỷ USD.

Với việc các quốc gia trên toàn cầu đang đối mặt với giá dầu leo thang và lo thiếu năng lượng do các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, nhiều Chính phủ đang ưu tiên đặt vấn đề an ninh năng lượng của họ lên hàng đầu. Nếu Iran có thể duy trì giá dầu phải chăng, triển vọng của ngành sẽ càng trở nên tươi sáng.

Khủng hoảng kinh tế Iran chưa có hồi kết

Iran hiện đang phải vật lộn với lạm phát tràn lan, nội tệ mất giá mạnh và mức sống ngày càng bị siết chặt, đặc biệt ảnh hưởng đến người nghèo và tầng lớp trung lưu của quốc gia này.

Đất nước này cũng đã chứng kiến tình trạng bất ổn chính trị sau sự kiện một phụ nữ buộc vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục của quốc gia Hồi giáo.

Các cuộc biểu tình đã đặt ra một trong những thách thức lớn nhất tại Iran kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu dầu thô tăng mang lại một số cơ hội “thư giãn” cho Chính phủ và nền kinh tế đang bị khủng hoảng của Iran.

Gần đây, Chính phủ nước này đã công bố ngân sách cho năm tài chính 2023 lớn hơn 40% so với ngân sách của năm trước, dựa trên xuất khẩu dự kiến đạt 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày với mức giá trung bình là 85 USD (78,3 euro) một thùng.

Việc hạn chế xuất khẩu dầu và tiếp cận doanh thu là bước quan trọng nhất mà Mỹ có thể thực hiện để tăng áp lực kinh tế lên Tehran.

Theo nhiều nhà phân tích, ngay cả khi Hoa Kỳ không giảm được số lượng xuất khẩu tổng thể, thì họ cũng nên làm cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp trở nên đắt đỏ hơn đối với Tehran, đồng thời lưu ý rằng Washington có thể hạn chế doanh thu mà Iran có thể kiếm được thông qua xuất khẩu dầu thô bằng cách yêu cầu quốc gia này sử dụng các tuyến ngân hàng và vận chuyển phức tạp hơn.

Lê Na (Theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp