(CLO) Trong nhiều tháng, Sri Lanka rơi vào vòng xoáy kinh tế trầm trọng: khủng hoảng nợ công, đầu tiên là do đại dịch gây ra và sau đó xung đột Nga – Ukraine đã dẫn đến lương thực, xăng dầu, khí đốt, thuốc men tăng và thiếu hụt tiền, hàng hóa cơ bản khác.
Xung đột Nga - Ukraine có thể tiếp tục chiếm ưu thế trên các tiêu đề báo chí, sự quan tâm của cả thế giới. Nhưng hiện thực quá đỗi ngạc nhiên là tại sao một quốc gia nhỏ ở châu Á lại bị cuộc xung đột ảnh hưởng, phải trở thành một vấn đề mang tầm trọng điểm toàn cầu?
Trong một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc, khoảng 70% hộ gia đình Sri Lanka chia sẻ đã phải cắt giảm tiêu thụ lương thực, với lạm phát giá lương thực vào khoảng 57% (trái ngược với mức khoảng 10% ở Mỹ so với năm trước). Đất nước 22 triệu dân này ít nhiều đã hết nhiên liệu và thực phẩm.
Người dân cầm đuốc đốt và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình chống khủng hoảng kinh tế ở Colombo, Sri Lanka ngày 5 /7. Ảnh: Washington Post.
Thiếu nhiên liệu – chất lượng cuộc sống đi xuống
Làn sóng biểu bình quá mạnh mẽ đã khiến Thủ tướng Mahinda Rajapaksa phải từ chức vào tháng 5, nhưng tình trạng khủng hoảng vẫn kéo dài và nỗi lo sợ ngày càng gia tăng.
Việc cắt điện do thiếu nhiên liệu khiến một phần tiêu chuẩn của cuộc sống hàng ngày bị giảm sút. Các trường học và văn phòng đã bị buộc phải đóng cửa ít nhất trong tuần để ngăn người dân Sri Lanka ra đường.
Tuần trước, đội ngũ tri thức trong nước bao gồm: bác sĩ, nhân viên y tế, giáo viên và nhân viên ngân hàng ở thủ đô Colombo đã tuần hành để phản đối việc họ không có đủ xăng hoặc dầu diesel cần thiết để thực hiện các công việc thiết yếu. Một quan chức công đoàn giáo viên nói với Reuters: “Mọi thứ đã trở nên không thể chịu đựng được đối với những người bình thường”.
Cũng trong tháng 5, Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử với tư cách là một quốc gia độc lập. Mặc dù chính phủ đã và đang cố gắng đưa đất nước thoát khỏi những rắc rối, bao gồm cả việc kêu gọi viện trợ từ các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhưng con đường phía trước vẫn còn ảm đạm đối với một quốc gia không có khả năng thanh toán cho hàng nhập khẩu. Chính phủ đã đưa ra những kế hoạch tuyệt vọng: cho phép nhân viên chính phủ thêm một ngày nghỉ để trồng trọt cây lương thực và cho tất cả 1,5 triệu công nhân khu vực công được nghỉ không lương 5 năm để họ có thể tìm việc làm ở nước ngoài, di cư và gửi những khoản tiền cần thiết về nước.
Những người dân tại nước này tuyệt vọng đến mức đã cố gắng di cư bằng thuyền đến các quốc gia lân cận như Ấn Độ. Các nhà phân tích đã ví sự xóa sổ của nền kinh tế Sri Lanka giống như sự hỗn loạn tài chính vào cuối những năm 1990 ở các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á. Những người khác cảnh báo về việc Sri Lanka biến thành “Lebanon của Nam Á”, nợ nần chồng chất.
Mười ngày đàm phán bắt đầu vào ngày 20/6 giữa chính phủ lâm thời nước này với các quan chức từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói cứu trợ tiềm năng đã kết thúc vào tuần trước mà không có giải pháp nào. “Trong quá khứ, chúng tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận với tư cách là một quốc gia đang phát triển,” ông Wickremesinghe chia sẻ. “Nhưng bây giờ tình hình đã khác. Bây giờ chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đàm phán với tư cách là một quốc gia phá sản. Vì vậy, chúng tôi phải đối mặt với một tình huống khó khăn và phức tạp hơn ”.
Xung đột Nga – Ukraine khiến giá hàng hoá tăng
Các vấn đề của Sri Lanka nếu xét theo nhiều khía cạnh một phần cũng do vấn đề nội tại. Tuy nhiên, sự sụp đổ đáng kinh ngạc của nước này cũng gắn bó chặt chẽ với một loạt các hiện tượng toàn cầu rộng lớn hơn, đan xen vào nhau: Cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và năng lượng toàn cầu và đẩy tình hình khó khăn ở Sri Lanka đến bờ vực thẳm.
Alan Keenan, một nhà phân tích tại công ty tư vấn International Crisis Group, cho hay: “Sri Lanka sẽ gặp khủng hoảng ngay cả khi không có chiến tranh ở Ukraine, nhưng các vấn đề ở nước này đang bị gộp lại. “Đây là hiệu ứng của Ukraine: hạn mức tín dụng cho nhiên liệu vốn có thể kéo dài hai tháng thì nay đã giảm xuống còn một. Ngay cả khi nước này nhận được một gói cứu trợ, cũng sẽ mua ít thức ăn hơn, ít nhiên liệu hơn, ít thuốc hơn ”.
Những áp lực tương tự cũng tồn tại ở những nơi khác. Một báo cáo chung của các nhóm nhân đạo quốc tế Oxfam và Save the Children vào tháng 5 cho thấy cứ 48 giây lại có một người chết vì đói ở Kenya, Ethiopia và Somalia – các quốc gia vốn bị hạn hán tàn phá. Xung đột ở Ukraine đã khiến giá cả tăng vọt lên mức kỷ lục và khiến hàng triệu người ở Đông Phi trở nên “không thể mua được thực phẩm”.
“Số người phải trải qua nạn đói cùng cực ở ba quốc gia kể trên đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm ngoái - từ hơn 10 triệu lên hơn 23 triệu hiện nay,” các tổ chức lưu ý trong một tuyên bố. “Bối cảnh nợ nần chồng chất đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng chưa đầy một thập kỷ - từ 20,7 tỷ USD vào năm 2012 lên 65,3 tỷ USD vào năm 2020 - hút các nguồn lực của các quốc gia này từ các dịch vụ công và bảo trợ xã hội”.
Các tổ chức này cũng khuyến khích các cường quốc phương Tây cân nhắc tung các gói cứu trợ: G7 và các quốc gia giàu có khác đã cùng nhau để đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác nhau, chẳng hạn như COVID-19 và gần đây là xung đột Ukraine, bao gồm cả bằng cách hứa viện trợ cho các nước nghèo.
Thực tế, đối với Mỹ và nhiều đối tác châu Âu đang tập trung xung quanh Ukraine, Sri Lanka không phải là trọng tâm của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo ở những nơi khác lo ngại hơn. Tổng thống Indonesia Joko Widodo được cho là đã thực hiện chuyến công du đến cả Nga và Ukraine. Ông kêu gọi chấm dứt các hành động chiến tranh và thúc ép Tổng thống Nga Vladimir Putin giảm bớt các điều kiện để lưu thông xuất khẩu ngũ cốc và phân bón quan trọng.
“Mục tiêu hàng đầu của Indonesia là kết thúc chiến tranh ở Ukraine”, Andrew Mantong, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Jakarta, nói với Nikkei Asia. “Nếu không thể đạt được điều đó, mục tiêu thứ hai là tìm cách để nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón của Nga và Ukraine được tái hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.”
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.