Cải cách quá trình xây dựng pháp luật

Thứ sáu, 03/04/2015 23:24 PM - 0 Trả lời

Cải cách quá trình xây dựng pháp luật

Báo Công luận

Mô hình tóm lược các chỉ số, chỉ tiêu LDEA.

Tuy chỉ là một kênh thông tin tham khảo nhưng Báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật của các bộ liên quan đến doanh nghiệp (LDEA) năm 2010 vừa được công bố vẫn khiến nhiều người phải giật mình.

Nhóm nghiên cứu LDEA đã gửi câu hỏi và phiếu khảo sát tới 124 hiệp hội và đại diện của 770.000 doanh nghiệp trên toàn quốc đối với 14 bộ nằm trong diện khảo sát. Việc chấm điểm các bộ dựa trên 4 tiêu chí: tính minh bạch, tính thống nhất, tính ổn định, tính phù hợp.

Là những cơ quan giúp Chính phủ hoạch định và thực thi chính sách nhưng đáng nói là, chất lượng hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật chung của cả 14 bộ là không cao.

Sự quan liêu, cửa quyền từ nhân viên những cơ quan công quyền thể hiện khá rõ trong kết quả LDEA 2010. Khi có khó khăn vướng mắc từ “phía dân” gửi tới, các bộ ít khi có thông tin phản hồi. Nếu có trả lời thì thời gian chờ đợi cũng rất lâu, có trường hợp mất tới… hai năm mới có lời đáp. Bên cạnh đó không phải tất cả nội dung trả lời đều khiến các hiệp hội hài lòng.

Đây là lần đầu tiên, các hiệp hội, các doanh nghiệp mới “được quyền” chấm điểm những cơ quan Nhà nước mà mình thường trực tiếp tiếp xúc. Song có điều rất đáng nói là, ngoại trừ những con số cụ thể được đưa ra thì những vấn đề mà doanh nghiệp và người dân chưa hài lòng lại không có gì mới mẻ. Vì vậy, kỳ vọng đây sẽ là động lực để các cơ quan Nhà nước có một sự chuyển biến tức thời và những nhà hoạch định chính sách phải xem lại chính mình có vẻ là hơi viển vông.

Tuy nhiên, dù sao đây cũng là một hoạt động rất hữu ích trong bối cảnh mức độ cầu thị của các bộ nói chung là yếu, văn hóa đối thoại giữa nhà nước và các doanh nghiệp còn chưa phổ biến, việc góp ý xây dựng văn bản pháp luật còn hình thức.

Ở nhiều nước, việc xây dựng pháp luật thường có hẳn một cơ quan chuyên môn hoặc nó được giao cho các hội, hiệp hội. Còn ở nước ta phần lớn những đạo luật đều do những bộ ngành liên quan soạn thảo và trình dự án luật- điều đó dẫn đến tình trạng luật làm ra đều… có lợi cho cơ quan soạn thảo và không thuận lợi cho ngành khác, đối tượng khác.

Để chính sách, pháp luật hợp lý và đi vào cuộc sống cần thêm rất nhiều sự đối thoại giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Và đại diện của các doanh nghiệp (hiệp hội) cần được chủ động tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Đó mới là những việc làm thực chất và cần thiết. Nếu không, những con số khảo sát như trên rất dễ rơi vào quên lãng.

PV

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn