(CLO) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cải cách chính sách tiền lương lần này sẽ loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù, chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để thưởng cho cán bộ, công viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thông qua chính sách cải cách tiền lương mang tính lịch sử và thời sự
Sáng 24/10, tại phiên thảo luận tổ về về tình hình kinh tế xã hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã dành thời gian phân tích, trao đổi với các đại biểu Quốc hội về cải cách tiền lương.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, Kỳ này Quốc hội chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương - đây là điểm nhấn và là dấu ấn của Quốc hội kỳ này, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự tạo tâm trạng xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, vui và phấn khởi.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 24/10.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương đây là sự nỗ lực vượt bật của tất cả các cấp, các ngành trong thời gian qua. Cụ thể, chúng ta đã nỗ lực để tạo nguồn cho cải cách tiền lương.
"Khi bắt đầu ban hành Nghị quyết 27 cho đến nay, chúng ta liên tục gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, hệ lụy tác động kép từ tình hình thế giới và trong nước, nền kinh tế khó khăn nhưng vẫn quyết tâm phải thắt lưng buộc bụng để đến nay có đủ nguồn cho cải cách tiền lương như Thủ tướng báo cáo là đã có 560 nghìn tỉ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương đến 2026. Đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị", bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Điểm nhấn thứ hai theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đã nỗ lực trong sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế - đây là cuộc cách mạng trong tinh giản biên chế từ trước đến nay và vừa qua đã quyết tâm làm. Từ đó tạo nguồn lực quan trọng để phục vụ cho cải cách tiền lương.
Thứ ba là tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế công vụ từ sửa luật đến các nghị quyết của Quốc hội, đến ban hành các nghị định để cơ cấu, xây dựng lại nền công vụ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Nói về những điểm mới trong cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, cải cách chính sách tiền lương lần này cơ cấu lại để tính tỉ lệ lương cơ bản, tỉ lệ phụ cấp và loại hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù để chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao - một vấn đề rất mới. Những vấn đề mới này phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, có 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù nữa. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương nhưng theo tinh thần Nghị quyết 27 thì sẽ được bảo lưu (không tăng thêm). Như vậy để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.
Với nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1/7/2024, sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và tăng GDP và đảm bảo đến năm 2026. Sau 2026 nếu không nỗ lực thì khó thực hiện tiếp. Vì vậy để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính.
Trong đó nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững. "Vì vậy việc thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương chứ không phải chỉ lo mỗi giai đoạn này. Nguồn lực trả lương cho giai đoạn này được tích lũy từ 2018 đến nay. Cho nên từ 2026 trở đi nếu không tính đên tăng thu, tiết kiệm chi thì rất khó khăn để tiếp tục trả lương theo chính sách tiền lương mới", bà Phạm Thị Thanh Trà nói.
Bộ trưởng Nội vụ lưu ý một vấn đề không thể làm khác được đó là tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại thảo luận.
Xóa bỏ mức lương cơ sở là cái gốc của cải cách tiền lương
Tham gia phát biểu về cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5/2018, Trung ương thông qua nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.
“Đây là quyết định rất đúng, nhưng 6 đến 7 năm qua, mỗi năm chỉ điều chỉnh lương, thực ra bù vào trượt giá, chưa phải là cải cách tiền lương. Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển”, ông Dung nói và lấy ví dụ, lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất, vậy họ sống làm sao? Từ đó, ông Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, ông Đào Ngọc Dung cho rằng, cải cách tiền lương khu vực công (công chức, viên chức) nhưng phải đi đôi với cải cách tiền lương doanh nghiệp nhà nước. “Cải cách tiền lương ở khu vực công quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở - đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương. Dứt khoát phải cải cách tiền lương doanh nghiệp nhà nước”, ông Dung nói.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước gặp tình trạng thua lỗ, công nhân thu nhập không có, nhưng người quản lý lương rất cao. “Người quản lý đang ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động. Về nguyên tắc cải cách tiền lương doanh nghiệp này, người quản lý phải ăn lương cùng với người lao động, lợi nhuận cao thì lương người quản lý cũng cao và lao động cũng cao”, ông Dung nói.
Ông Đào Ngọc Dung cho rằng, nhà nước không can thiệp thang bảng lương, doanh nghiệp toàn quyền ban hành thang bảng lương.
Ông Đào Ngọc Dung cho rằng, nhà nước không can thiệp thang bảng lương, doanh nghiệp toàn quyền ban hành thang bảng lương. “Thang bảng lương do mình ban hành cứ 3 năm tăng một lần thì người lao động cứ tằng tằng tăng lương. Do đó chị tạp vụ lương rất cao, trong khi ông kỹ sư ra trường lương rất thấp”, ông Dung dẫn chứng.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tới đây nhà nước bỏ thang bảng lương, doanh nghiệp tự ban hành. Nhà nước chỉ can thiệp ban hành cho mức lương tối thiểu.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH cũng đặt câu hỏi, nếu 1/7/2024, thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước thì người nghỉ hưu, bảo trợ xã hội sẽ tính thế nào? “Người nghỉ hưu được trả lương hưu theo mức lương cơ sở, nhưng tới đây bỏ mức lương cơ sở thì đối tượng này giải quyết thế nào, họ có được cải cách tiền lương với khu vực công hay không? Nếu cải cách thì mức tăng bao nhiêu %?”, ông Dung đặt câu hỏi và cho rằng, nếu không nâng thì vô hình chung những đối tượng này càng bị tụt lại phía sau.
“Tôi đề nghị cải cách tiền lương phải nêu rõ thêm cải cách tiền lương khu vực công, đi kèm với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh phù hợp lương với người về hưu và các đối tượng xã hội khác”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.