Cái gì ảo không thể tồn tại được lâu, Hương ạ...

Thứ bảy, 04/05/2019 22:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Báo chí đã tranh nhau phỏng vấn, chụp hình, đưa Hương lên trang nhất với những dòng title mùi mẫn. Nhưng báo chí và công chúng đâu chào đón một kẻ giết người hay một người hùng? Họ chỉ chào đón một “Public Figure” với nhiều views, traffic. Buồn thay, “Public Figure” ấy lại do chính đám đông cảm tính chúng ta tạo thành...

Luật sư của Đoàn Thị Hương trả lời phỏng vấn tại sân bay Kuala Lumpur tối 3/5. Ảnh: Reuters

Luật sư của Đoàn Thị Hương trả lời phỏng vấn tại sân bay Kuala Lumpur tối 3/5. Ảnh: Reuters

1. Đoàn Thị Hương chắc chắn không phải một sát thủ, không phải kẻ giết người! Cô là nạn nhân của một âm mưu hiểm độc núp bóng "trò chơi".

Chuyện bắt đầu từ 13/2/2017, tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia), công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un) đang chờ chuyến bay đến Macau (Trung Quốc) thì bị tấn công từ phía sau bởi một chất lỏng gây bỏng mặt và qua đời không lâu sau đó vì nhiễm độc.

Tới 15/3/2017, cảnh sát Malaysia đã tiến hành bắt giữ hai nghi phạm, gồm Đoàn Thị Hương, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam và Siti Aisyah, 25 tuổi, quốc tịch Indonesia.

Hương nói mình bị lợi dụng và nghĩ rằng đang đóng clip hài. Còn Aisyah khẳng định cô bị lừa để tham gia vụ tấn công, và tưởng rằng chất lỏng nhận được là dầu dưỡng da trẻ em.

Sau những phiên xử kéo dài, ngày 11/3/2019, tòa án Malaysia đã rút các cáo buộc chống lại Siti Aisyah và cho cô này về nước.

Siti Aishah rạng rỡ khi được phóng thích sau phiên tòa tại Malaysia ngày 11/3/2019. Ảnh: AFP.

Siti Aishah rạng rỡ khi được phóng thích sau phiên tòa tại Malaysia ngày 11/3/2019. Ảnh: AFP.

Còn Đoàn Thị Hương, cô đã phải chấp nhận tội danh bị cáo buộc là "gây thương tích cho người khác" trong vụ công dân Triều Tiên bị ám sát.

Vào 1/4/2019, tòa án Malaysia đã tuyên phạt Đoàn Thị Hương mức án 3 năm và 4 tháng tù. Tuy nhiên, xét đến thời gian từ lúc bị bắt giữ và các hình thức giảm nhẹ, Hương chỉ phải chấp hành thêm 1 tháng tù giam kể từ lúc tuyên án.

Chứng cớ thu thập và diễn tiến các phiên xét xử đã cho thấy Đoàn Thị Hương không phải một sát thủ, không phải kẻ giết người! Hương tham gia một "trò chơi" rồ dại, tàn độc. Và cái giá cô đã trả là hơn 2 năm lao tù.

2. Sau khi được phóng thích vào sáng 3/5/2019, Đoàn Thị Hương đã được các cán bộ ngoại giao đưa về sân bay Nội Bài (Hà Nội) ngay trong đêm. Và thật trớ trêu, Hương đã được đón tiếp ở quê nhà như một ngôi sao showbiz.

Báo chí tranh nhau phỏng vấn, chụp hình, đưa cô lên trang nhất với những dòng tít mùi mẫn, mà quên mất rằng Hương, dù vô tình thì cũng đã góp tay tước đi sinh mạng một con người vô tội. Một người vợ mất chồng, những đứa con mất cha,… đã chưa được đoái hoài bởi cả Hương và truyền thông cho đúng, đủ.

Và như một lẽ tự nhiên, cộng đồng mạng lập tức "rủa sả" báo chí, truyền thông lẫn Đoàn Thị Hương, khuyên cô gái này nên… "biết hối lỗi".

Vậy là, chính chúng ta, những người đã bới móc đời tư Đoàn Thị Hương ngay khi hình ảnh cô với chiếc áo "LOL" xuất hiện tràn lan trên báo chí quốc tế. Cũng chính chúng ta gào thét vì thấy Hương "bị bỏ rơi". Và cũng chính chúng ta phẫn nộ khi thấy hình ảnh Hương tươi cười bước xuống sân bay. Có chuyên gia tâm lý đã lập tức cho rằng ứng xử của Hương là phản cảm và thiếu… một lời xin lỗi.

Nỗi đau tột cùng của Đoàn Thị Hương khi đối diện với án tử tại tòa ngày 1/3/2019 - Ảnh: AFP.

Nỗi đau tột cùng của Đoàn Thị Hương khi đối diện với án tử tại tòa ngày 1/3/2019 - Ảnh: AFP.

Một cô gái, sinh ra trong một gia đình nông dân, "thoát ly" lên Hà Nội học trung cấp dược,… có dễ dàng ứng xử cho phải phép như mong muốn của dân mạng?

Nhất là, với hơn 2 năm ngồi tù, qua 23 phiên xử, nhiều lần bị cơ quan tư pháp nơi đất khách buộc tội giết người, sống với với án tử treo lơ lửng trong thời gian dài,… tội nhân ấy làm thế nào để kìm nén nụ cười khi vừa được tái sinh?

3. Nhà báo Trần Bình đã chia sẻ trên Facebook cá nhân, rằng khi Đoàn Thị Hương và chiếc áo có chữ “LOL” của cô viral trên mạng, người ta biết cuộc đời cô sẽ là một trò cười.

Đã có lúc, chúng ta gào lên vì Hương bị bỏ rơi và dõi theo nhất cử nhất động của Hương ở hải ngoại. Chính chúng ta đã vô tình biến Hương thành một nhân vật của truyền thông.

Để rồi ngày Hương về, chúng ta lại chửi rủa truyền thông vì họ làm… phận sự của họ, là đưa tin về một nhân vật được quan tâm. "Thực ra, những kẻ không chửi vẫn nhiều hơn những kẻ chửi. Nhưng qua lăng kính méo mó của Facebook, tất cả đều trở thành một cơn lũ, thổi bùng lên mặt trái của một xã hội thèm khát những người hùng và nhũng mục tiêu ném đá. Hôm nay mở Facebook ra, chúng ta chỉ thấy tràn ngập Đoàn Thị Hương, cứ như thể Linh "nựng" đã mất đi sau một cái búng tay của Thanos", nhà báo Trần Bình viết.

Báo Công luận

"Chính chúng ta đã tạo ra Khá Bảnh và Đoàn Thị Hương", nhà báo Trần Bình viết.

Facebook đã thay thế trang nhất các trang báo để phô bày những vấn đề nóng nhất trong ngày. Và sẵn tiện, nó phô bày luôn tính cách của người dùng Facebook. Nhưng nếu nhìn vào cốt lõi vấn đề, báo chí và dân chúng đâu có chào đón một kẻ giết người hay một người hùng? Họ chỉ chào đón một “Public Figure”, một người tạo ra view, tạo ra traffic.

“Public Figure” ấy hôm nay là Hương, hôm qua là Linh “nựng”, trước đó là Khá Bảnh. Và thực ra, chính chúng ta đã tạo ra Khá Bảnh và Đoàn Thị Hương.

Nhạy cảm với điều đó, doanh nhân Lê Hoài Anh, người từng tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, chuyện trường lớp của Đoàn Thị Hương,… đã gửi gắm: "Hương sau những giây phút tự huyễn hoặc mình, hãy bình tâm lại để nhận rõ sai lầm, rút ra bài học cho bản thân rồi làm lại cuộc đời. Hãy đừng để mình lại trở thành một nạn nhân mới, nạn nhân của sự tung hô quá trớn...

Cái gì ảo không thể tồn tại được lâu, Hương ạ!"

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn