Cải tổ VFF: Bây giờ hoặc không bao giờ!?

Thứ năm, 05/04/2018 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau chiến tích của tuyển U23 tại Vòng chung kết U23 châu Á khiến triệu triệu người Việt “tột đỉnh thăng hoa”, thì chính Bầu Đức, người được xem là có công trạng hàng đầu đối với thành công của đội đã kéo tụt mọi cảm xúc ấy xuống đáy bằng việc xoáy vào dấu hiệu “phe cánh” tại LĐBĐ Việt Nam (VFF). Những mâu thuẫn, bất cập ông nêu ra đã đặt ra cho tất cả những cá nhân, tập thể có trách nhiệm trước câu hỏi: VFF - bao giờ được cải tổ?

1. Sau thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29, Bầu Đức đã xin thôi chức Phó Chủ tịch VFF nhưng VFF bác đơn, đề nghị ông làm hết nhiệm kỳ VII.

Rồi tới trước Hội nghị nhiệm kỳ VIII sắp diễn ra vào tháng 4/2018, khi có tin ông Trần Anh Tú, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ứng cử vị trí Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính, Bầu Đức ngay lập tức phản đối. Ông tuyên bố sẽ bỏ bóng đá nếu ông Trần Anh Tú cùng lúc đảm nhiệm rất nhiều vị trí lãnh đạo bóng đá, từ Chủ tịch VPF, TGĐ VPF, Trưởng ban điều hành V.League, Uỷ viên thường trực VFF, Trưởng ban Futsal, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM, Chủ tịch CLB Thái Sơn Nam…

Sau Bầu Tú, Chủ tịch HAGL còn chỉ đích danh Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng về việc “không thấy” những bất cập ngồn ngộn tại VFF.

Đã không có một sự phản biện đáng kể nào đối với các  phát ngôn của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức, một trong những công thần của bóng đá Việt. Ông Đức tiếp tục đi tới một quyết định: Nếu còn những bất hợp lý ở VFF, ông có thể sẽ bỏ luôn bóng đá, đưa những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Hồng Duy… qua đá giải của Hàn Quốc, Thái Lan hay Campuchia.

Người hâm mộ đã bắt đầu âu lo, hụt hẫng…

Báo Công luận
 Bầu Đức và Bầu Thắng, hai công thần của bóng đá Việt Nam.

2. Bất cập mà ông Đoàn Nguyên Đức nói tới, có lẽ là về sự ôm đồm của Bầu Tú. Như HLV Lê Thụy Hải đã thẳng thắn: “Theo quan điểm của tôi, bóng đá trong nhà không phải là đỉnh cao, tôi coi futsal chỉ là chơi vui, phong trào, không có gì phải rầm rộ cả. Anh Tú từ lĩnh vực đó nhảy vào, tôi thấy cũng hơi lạ…” 

Vị HLV thẳng tính người Hà Đông này còn chờ đợi: “Ở các nước khác, khi Chủ tịch liên đoàn bóng đá là người giàu có, doanh nhân, họ không làm vì tiền, vì lương, không “cấu véo” gì vào liên đoàn, không nhận hối lộ …”

Thật may, chiều 31/3, VFF đã có danh sách đề cử bổ sung ứng viên nhiệm kỳ VIII. Trong đó có việc ông Đoàn Nguyên Đức bất ngờ được đề cử ghế Chủ tịch VFF; ông Trần Văn Liêng được đề cử Phó Chủ tịch phụ trách tài chính cạnh tranh với ông Trần Anh Tú…

Đáng chú ý, ở các kỳ hội nghị VFF gần đây, vị trí Chủ tịch luôn được xác định trước khi chỉ có một ứng viên duy nhất. Nhưng tại Hội nghị nhiệm kỳ VIII sắp diễn ra, có đến năm ứng viên vào ghế Chủ tịch VFF, gồm các ông: Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên Đức, GĐ Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa, Hiệu trưởng ĐH TDTT 2 (TP.HCM) Lê Quý Phượng và nguyên Phó Chủ tịch VPF Nguyễn Công Khế.

Việc xuất hiện nhiều ứng viên cho vị trí Chủ tịch VFF có thể xem là tín hiệu mừng cho bóng đá Việt Nam. Bởi cả năm ứng viên lần này cho ghế Chủ tịch VFF đều là những người có tên tuổi, có những đóng góp lớn cho bóng đá nước nhà, nổi bật là ông Trần Quốc Tuấn, ông Đoàn Nguyên Đức và ông Nguyễn Công Khế.

Các vị trí lãnh đạo tại VFF như đã dân chủ và minh bạch, được nhìn nhận và đánh giá cao chứ không chỉ toàn “quyền rơm vạ đá” khiến nhiều người ngán ngẩm.

3. Trước hội nghị VFF nhiệm kỳ VIII, bóng đá Việt Nam còn đứng trước một bước tiến lớn về mặt tài chính. Đầu tiên, là sau những thành công của lứa đầu lò HAGL – JMG, tuyển U19, gần đây nhất là tuyển U23, bóng đá Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và yêu mến rất lớn từ cộng đồng, kéo theo đó là những lợi ích tài chính lớn, rất lớn. VFF, VPF thời Bầu Đức, Bầu Thắng phải chật vật kiếm nhà tài trợ, thì nay, họ hoàn toàn có quyền ngồi “cân” đối tác sau sự trưởng thành của những Công Phượng, Quang Hải, Xuân Trường, Tiến Dũng…

Tiếp đó, không thể không nhắc tới việc Nghị định 06/2017 về kinh doanh cá cược đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Trong thời gian sắp tới, cá cược thể thao, trong đó bóng đá là “vua” sẽ sớm được triển khai thí điểm, vai trò “đầu tàu” có thể thuộc về VFF, VPF. Cá cược thể thao khi được triển khai, chắc chắn sẽ mang lại những nguồn thu rất lớn.

 Nhưng với những người nặng lòng với bóng đá Việt Nam, sẽ luôn canh cánh nỗi lo nguồn lực lớn ấy thay vì giúp cất cánh thể thao nước nhà, sẽ có nguy cơ bị chia năm xẻ bảy, nếu không có một VFF vững mạnh, là tập hợp những người có tâm, có tầm.

“Tại sao VFF không thay đổi?”, đó không chỉ là lời cật vấn của HLV Lê Thụy Hải, mà còn là lời thở than của biết bao người làm bóng đá, yêu bóng đá Việt Nam. VFF không thay đổi, thì tình trạng tiêu cực trong bóng đá, bạo lực sân cỏ, khán giả quay lưng… vẫn còn hiện hữu. VFF không thay đổi, bóng đá Việt Nam có thể sẽ tiếp tục mất đi những ông bầu như Bầu Đức, Bầu Thắng. 

Đành rằng “vắng mợ thì chợ vẫn đông”, nhưng 20 năm qua, Việt Nam chưa xuất hiện những ông bầu nào say mê và tận hiến nhiều hơn họ, vì sự phát triển của thể thao, sự cường thịnh của đất nước.

Bước đầu, với năm ứng viên cho ghế Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII, chúng ta có quyền hy vọng rằng, bài ca “đảo Lý Thông” sẽ lịm tắt dần trên các khán đài.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn