(CLO) Khi thế giới đang bước vào làn sóng Covid-19 thứ 2 đầy phức tạp thì việc Việt Nam suốt 80 ngày qua không có ca nhiễm trong cộng đồng, được xem là quốc gia hiếm hoi sở hữu cơ hội vàng để phục hồi kinh tế. Nhưng, "cầm vàng" thế nào để không rơi vuột mất, lại cần nhiều nỗ lực.
1. Tin vui buổi sáng; Một tin tốt lành cho ngày mới; May quá; Thở phào, Nhẹ cả người... đó là những dòng comment cũng là cảm xúc của rất nhiều người trước thông tin được giăng trên trang nhất các báo trong những ngày qua khi "các ca nghi ngờ nhiễm Covid-19 đều âm tính".
Có trải qua những ngày "cách ly xã hội", chứng kiến vệc học tập, làm việc và cả những hoạt động sinh hoạt, những thú vui giải trí thường ngày bị hạn chế về nhiều mặt mới thấu hiểu hết được cái cảm xúc thở phào nhẹ nhõm ấy của bao người. Bởi đồng nghĩa với việc không có ca nhiễm mới trong cộng đồng cũng sẽ đồng nghĩa với việc một cuộc sống bình thường thực sự của những ngày "chưa từng có dịch" cũng sẽ sớm quay trở lại.
Nhịp sống nhộn nhịp thường ngày đã quay trở lại. Ảnh: Đỗ Quân
Nhờ thành công của công cuộc chống dịch, vài ba tháng qua, cuộc sống bình thường dường như đã thực sự trở lại với người dân trên khắp mọi miền đất nước. Những bãi biển khắp trong Nam ngoài Bắc đã dần nhộn nhịp, thậm chí nhiều nơi đen đặc người; các trung tâm thương mại mua sắm người cũng chen vai kề vai; những quán ăn, đặc biệt là những quán bia hơi đã trở lại chật như nêm, các quý ông lại đến hỉ hả chúc tụng say sưa, hóa giải cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè...
2. Trái ngược với một Việt Nam bình yên, cũng chính những ngày này, bên ngoài biên giới, tình hình dịch bệnh lại diễn tiến hết sức phức tạp. Số ca nhiễm, ca tử vong vẫn không ngừng tăng lên.
Mỹ liên tục phá kỷ lục ca nhiễm mới/ngày cao nhất; Peru, Chile, Mexico vẫn ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới chỉ trong một ngày; tại châu Âu, Tây Ban Nha hiện là một trong những nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh tồi tệ nhất trên thế giới với hơn 18 ngàn người đã tử vong... Tại châu Á, tình hình cũng nan giải không kém. Ấn Độ là nước ghi nhận số ca nhiễm và tử vong cao nhất châu lục với hơn 600 ngàn ca nhiễm và hơn 19 ngàn ca tử vong. Nhật Bản, thị trưởng Tokyo đã kêu gọi người dân không tới các khu phố giải trí về đêm và không nên ra khỏi địa giới thành phố, trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên tiếp vượt ngưỡng 100 ca trong những ngày qua.
Tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp và khó lường tới mức, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 hoàn toàn có thể nguy hiểm hơn đợt đầu đồng thời hối thúc các quốc gia phải tỉnh táo, nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm và diễn biến thực tế của dịch bệnh.
3. Nhìn thấu được sự nguy hiểm, khó lường, phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 mới thấy rõ được rằng thành quả 80 ngày qua không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, chỉ còn 15 ca bệnh phải điều trị, không có ca bệnh nào tử vong của Việt Nam là thành quả rất đáng tự hào.
Truyền thông thế giới trong nhiều bài viết đã gọi đó là "kì tích vàng" bởi Việt Nam đã bước đầu chế ngự được dịch Covid-19. Một điều ngay cả những quốc gia có nền y học phát triển nhất cũng đã, đang bối rối, bế tắc. Phản ứng mau lẹ và dứt khoát; sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành của Chính phủ trong điều kiện tiềm lực còn hạn chế; tính hiệu quả trong công tác truyền thông từ đó tạo nên sự đồng lòng đoàn kết trong công tác chống dịch... được báo chí thế giới cho là những "bí quyết" giúp Việt Nam làm nên hình mẫu chống dịch.
Cũng từ thành công trong cuộc chiến với Covid-19; nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín trong và ngoài nước đã không ngần ngại khẳng định Việt Nam đã sở hữu "cơ hội vàng" không dễ gì có được, hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để hồi phục kinh tế.
Nhưng, cũng chính từ cái sự thở phào, hú hồn ấy, từ sự "thoát hiểm" của những ca bệnh nghi ngờ nhiễm Covid-19, cũng lại thấy rõ là mọi thành quả, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn tiến phức tạp, vẫn chưa thực sự vững chắc, nếu không muốn nói còn rất đỗi mong manh.
Không thể để "cơ hội vàng phục hồi nền kinh tế" bị đánh mất. Ảnh: T.L
Chứng kiến những bãi biển, trung tâm thương mại quán ăn, những cầu thang máy ken đặc người, nói cười rổn rảng; chứng kiến những gương mặt chẳng còn hiện diện khẩu trang, chứng kiến sự xa rời dần của thói quen xịt cồn rửa tay sát khuẩn.. mới thấy dường như những nguyên tắc phòng dịch Covid, giãn cách xã hội.... mà cách đây chỉ mấy tháng thôi, chính nhiều người trong chúng ta, từng sốt sắng đến mức thái quá, thì nay, dường như đang nhanh chóng bị quên lãng...
Nhiều người thậm chí có thể còn nghĩ rằng, Covid-19 đã là cái gì đó thuộc về quá khứ...
Nhưng thực tế, biến một điều gì đó thành quá khứ, thực sự không dễ dàng. Covid-19 là một minh chứng. Sau rất nhiều nỗ lực, thế giới không những chưa thể đánh bại được chủng virus mới này mà còn đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ 2 được dự đoán còn khốc liệt hơn.
Tại Việt Nam, những ca nghi ngờ dương tính với Covid-19 xuất hiện trong thời gian qua, đã cho thấy, những mối nguy vẫn đang rình rập... Chỉ một chút lỏng lẻo, một chút lơ là ở các cửa khẩu, sân bay... sự chủ quan, lãng quên những nguyên tắc phòng dịch tối thiểu của mỗi người dân.... thì mọi thành quả bấy lâu hoàn toàn có thể sẽ trở thành... công cốc.
Hàng loạt quốc gia trên thế giới đã, đang và sẽ còn phải trả cái giá rất đắt cho sự thất bại trong cuộc chiến trước "giặc Covid-19" của mình. Đó không chỉ là những tổn thất không thể đo đếm nổi về người mà còn là sự đứt gãy, thậm chút sụp đổ không hẹn ngày phục hồi của cả nền kinh tế. Từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều rất bi quan về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế của thế giới. Hãng bay lâu đời thứ nhì thế giới xin phá sản; Hãng bán lẻ xa xỉ phá sản vì Covid-19; Hàng triệu công ty sắp phá sản; Hãng cho thuê xe trăm tuổi của Mỹ phá sản... là những dòng tít đã, đang trở nên quen tai, quen mắt trong những ngày qua.
Thế nên, việc Việt Nam khống chế được "giặc Covid-19" được xem là quốc gia hiếm hoi nắm giữ cơ hội vàng phục hồi nền kinh tế
Nhưng cơ hội ấy, rất có thể, sẽ vuột mất, từ chính những lãng quên, chủ quan thường ngày nhỏ bé...
"Một cây làm chẳng nên non". Chính phủ đã hết sức quyết liệt, chủ động, thì mỗi người dân hãy chứng tỏ sự hợp lực, đồng tâm của mình, bằng việc tiếp tục những hành động phòng dịch tối thiếu nhất.
Hãy nhớ, lời cổ nhân đã dạy: "cầm vàng thì chớ để vàng rơi"...
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.