(CLO) Chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần cân nhắc quy định xem xét, thông qua các luật của Quốc hội tại 1 kỳ họp bởi việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo luật trong 2 hay nhiều kỳ họp là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng luật.
Cân nhắc bỏ quy định về trách nhiệm tham vấn chính sách
Quan tâm về tham vấn chính sách, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cho biết, hiện nay dự thảo Luật quy định các Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm cho ý kiến tham vấn, các Ủy ban phải tổ chức hội nghị lập báo cáo về kết quả tham vấn và chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu thì phải gửi báo cáo kết quả tham vấn đến cơ quan soạn thảo và các Ủy ban phải chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn, thời hạn tham vấn. Đại biểu cho rằng, quy định về tham vấn là cần thiết nhưng nếu áp dụng quy định này với các Ủy ban của Quốc hội là chưa hợp lý.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đề nghị cần cân nhắc và nên bỏ quy định về trách nhiệm tham vấn chính sách tại dự thảo Luật. “Việc quy định tham vấn là cần thiết nhưng đó là tham vấn với các chuyên gia, với các nhà khoa học, với các cá nhân đại biểu Quốc hội và thậm chí với từng thành viên Ủy ban, nhưng đó là tính chất cá nhân, còn hình thành nên một quy trình để áp dụng cho một Ủy ban thì chưa hợp lý”, nữ đại biểu Quốc hội phân tích.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội phát biểu.
Nhấn mạnh tham vấn là cần thiết nhưng phải đúng đối tượng, đúng bản chất, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, việc áp dụng đúng bản chất sẽ đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và đặc biệt là phù hợp với sự chỉ đạo của Bộ Chính trị cũng như phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, “đúng vai thuộc bài”.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng đề nghị bổ sung vào dự án Luật này các quy định về trách nhiệm, đánh giá tác động khi ban hành nghị định. Đồng thời, đề nghị chú trọng khâu lấy ý kiến rộng rãi khi ban hành chính sách tại các nghị định có phạm vi rộng.
Cân nhắc quy định xem xét, thông qua các luật của Quốc hội tại 1 kỳ họp
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là việc xem xét, thông qua dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, nội dung này được quy định tại Điều 40 của dự thảo Luật và chỉ thực hiện xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp (khác với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước đây là 2 kỳ họp). Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, cần cân nhắc nội dung này bởi việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo Luật trong 2 hay nhiều kỳ họp là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng Luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương phát biểu.
“Đặc biệt, khi mục tiêu của chúng ta là xây dựng các luật mang tính ổn định và khả năng dự báo cao, thì theo tôi, việc cho ý kiến và xem xét các dự thảo càng phải kỹ lưỡng hơn. Yếu tố thời gian để xem xét, tiếp thu chính là điều kiện cần để thực hiện điều đó. Nếu vội vàng quá, chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng, gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua”, đại biểu nêu quan điểm.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường để xem xét, thông qua các luật của Quốc hội là 2 kỳ họp như hiện nay. Đối với một số trường hợp cần thiết, chúng ta đã có các quy định về việc xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cũng bày tỏ băn khoăn về quy định xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp, do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc. Mặt khác, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhận thấy, việc quy định “chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, dự án luật, nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội” là quá ngắn, cá biệt trong một số trường hợp nếu trình một lần nhiều dự án thì đại biểu Quốc hội không thể đủ thời gian nghiên cứu cho ý kiến thấu đáo đối với dự thảo.
“Quy định như vậy thì khó để đáp ứng theo tinh thần của Trung ương đó là hướng đến Luật ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu quan điểm.
Cùng với đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Ban soạn thảo, Cơ quan thẩm tra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần rà soát kỹ lưỡng để tránh tình trạng luật được thông qua, có hiệu lực thi hành nhưng lại vướng trong quá trình áp dụng.
Bổ sung việc phản biện của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ngay tại quy trình xây dựng chính sách
Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung việc phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngay tại quy trình xây dựng chính sách.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn.
Cụ thể, đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác liên quan, phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan lập đề xuất chính sách; cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về chính sách dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.
Trong khi đó, bày tỏ băn khoăn việc phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc thực hiện nhưng chưa có quy định cụ thể về cơ chế đảm bảo tính độc lập và khách quan của phản biện, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đề nghị bổ sung quy định về thời hạn, hình thức công khai nội dung phản biện xã hội để nâng cao trách nhiệm giải trình; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiếp nhận phản biện, tham vấn để bảo đảm tính minh bạch, khách quan; đồng thời, bổ sung quy định tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội trong phản biện chính sách, không chỉ giới hạn ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(CLO) Chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần cân nhắc quy định xem xét, thông qua các luật của Quốc hội tại 1 kỳ họp bởi việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo luật trong 2 hay nhiều kỳ họp là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng luật.
(CLO) Trong hơn một thế kỷ qua, các hãng xe hơi được định danh bởi những mẫu xe họ sản xuất. Thế nhưng, cục diện ngành công nghiệp này đang thay đổi nhanh chóng khi nhiều thương hiệu lớn không còn chỉ tập trung vào việc chế tạo ô tô, mà muốn chuyển mình thành những công ty công nghệ thực thụ.
(CLO) Ngày 13/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ tại Thành ủy Đồng Hới và Thị ủy Ba Đồn. Đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn JBS S.A. mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Tập đoàn có thế mạnh, như chăn nuôi, chế biến thịt, nghiên cứu hợp tác trong các lĩnh vực cây công nghiệp, chế biến cà phê…; JBS S.A có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc đầu tư trực tiếp; hợp tác đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đồng thời kết nối các doanh nghiệp khác hợp tác, đầu tư với Việt Nam.
(CLO) Lễ hội Kinh Dương Vương năm 2025 thể hiện niềm tôn kính của các thế hệ con Lạc - cháu Hồng đối với vị Vua Thủy tổ nước Nam, đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi.
(CLO) Liên quan đến việc Công ty Cổ phần Thương mại Dược Vật tư y tế Khải Hà bị cấm thầu 6 tháng. Ngày 12/2, Bệnh viện Y học cổ truyền Huế đã thu hồi thông báo xử lý nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc Gia.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, trong những ngày tới, khu vực Nam Bộ vẫn có mưa rào và dông vài nơi, có nơi mưa to, gây ngập úng cục bộ do ảnh hưởng bởi vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động giữa Biển Đông. Ngày 14/2, không khí lạnh tiếp tục tác động tới Bắc Bộ, Trung Bộ gây mưa, trời rét.
(CLO) Ngày 13/2/2025, 100% quận, huyện, thành phố trên địa bàn TP Hải Phòng đã tổ chức Lễ giao nhận quân trang trọng, ý nghĩa, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; thực sự là ngày “Hội Tòng quân” của địa phương tiễn thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Tại Hội nghị Cung cấp thông tin báo chí và Giao ban báo chí tuần 7 năm 2025, ông Nguyễn Ngọc Tú - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng thông tin về việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế năm 2025 theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ và thông tin về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng tháng 1 năm 2025.
(CLO) Ngày 13/2, Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực nghiệm hiện trường, lấy lời khai đối tượng Đỗ Tuấn Anh (SN 1978, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ hành vi cướp tài sản.
(CLO) Sau nhiều giờ nỗ lực giải phóng hiện trường vụ xe chở gỗ lật chắn ngang, quốc lộ 15D lên cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) đã thông tuyến trở lại vào trưa 13/2.
(CLO) Chiều 13/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Ngày 13/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Thongsavanh Phomvihane, Bộ trưởng Ngoại giao Lào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Ngày 13/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ tại Thành ủy Đồng Hới và Thị ủy Ba Đồn. Đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn JBS S.A. mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Tập đoàn có thế mạnh, như chăn nuôi, chế biến thịt, nghiên cứu hợp tác trong các lĩnh vực cây công nghiệp, chế biến cà phê…; JBS S.A có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc đầu tư trực tiếp; hợp tác đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đồng thời kết nối các doanh nghiệp khác hợp tác, đầu tư với Việt Nam.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào là mối quan hệ “có một không hai” trên thế giới; bày tỏ vui mừng khi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư hai nước tiếp tục phát triển với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 2,25 tỷ USD, tăng 38,2% so với năm 2023 và hướng tới mục tiêu kim ngạch 5 tỷ USD thời gian tới.
(CLO) Ngày 13/2/2025, 100% quận, huyện, thành phố trên địa bàn TP Hải Phòng đã tổ chức Lễ giao nhận quân trang trọng, ý nghĩa, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; thực sự là ngày “Hội Tòng quân” của địa phương tiễn thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động tối đa nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị bảo đảm hiện đại, bền vững.
(CLO) Chiều 13/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định quan trọng về việc sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, mục tiêu của Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là nhằm xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…