Cần cẩn trọng với nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mùa hè

Thứ tư, 10/06/2020 19:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các bác sĩ khuyến cáo thời gian bắt đầu từ tháng 6 - 8 hàng năm là thời điểm bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 vì vậy lịch học cho các cấp học mầm non và tiểu học kéo dài tới giữa tháng 7 nguy cơ lây bệnh tay chân miệng rất cao.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lịch học cho các cấp học mầm non và tiểu học kéo dài tới giữa tháng 7 dẫn tới nguy cơ bệnh tay chân miệng rất cao. Ảnh TL.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lịch học cho các cấp học mầm non và tiểu học kéo dài tới giữa tháng 7 dẫn tới nguy cơ bệnh tay chân miệng rất cao. Ảnh TL.

Nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng

Theo các chuyên gia y tế, do lịch học của các bậc học mầm non và tiểu học trên cả nước năm nay kéo dài tới giữa tháng 7, đúng vào dịp nắng nóng nhất của cả nước. Vì vậy, thời điểm này các bệnh lý thủy đậu, ho gà, tiêu chảy, tay chân miệng… có thể tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Theo TS, BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung tâm này đang điều trị cho hai bệnh nhân (Bắc Ninh) mắc bệnh tay chân miệng. Theo bác sĩ Lâm đây là bệnh xuất hiện nhiều trong mùa hè, đặc biệt là có nguy cơ lây lan cao trong trường học.

Theo đó, ca bệnh thứ nhất là cháu N.Đ.T.S. (2,5 tuổi) biểu hiện ban đầu của cháu là có sốt, chân tay nổi nốt đỏ khi đi khám tư bác sĩ có cho uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi sốt cao không hạ sốt thì gia đình đưa đến khám và được cho nhập viện.

Gia đình cũng cho biết, cháu S. mới được gia đình cho đi học mầm non trở lại được một tuần, nên nguyên nhân có thể lây từ các bạn học trong lớp. Khi cháu đi học, mẹ ở nhà xem qua camera nhà trường thì thấy cô giáo đã cho các cháu ăn chung bát, chung thìa nên gia đình cho rằng đó có thể là nguyên nhân lây bệnh.

TS, BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, bệnh nhi S. vào viện từ ngày 26/5 khi vào viện có biểu hiện sốt cao liên tục, các nốt trên tay chân miệng đã đỡ. Ngay sau đó bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ, sau một ngày điều trị bệnh nhi đỡ hơn. Ngày 28/5, bệnh nhi đã được cắt thuốc an thần, hết hẳn sốt và tiếp tục theo dõi.

Ca chân tay miệng thứ 2 đang điều trị tại trung tâm là cháu Q.B. (23 tháng tuổi) phát hiện bệnh từ ngày 24/5, biểu hiện ban đầu là có vài nốt đỏ ở tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, sau đó, bé có biểu hiện sốt cao, run tay chân. Tại bệnh viện tuyến dưới khám bác sĩ kết luận bị tay chân miệng, và với biểu hiện run chi, trẻ đã được chuyển lên tuyến trên để tránh những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng não, tim mạch.

Hiện tại, cháu B. vẫn có sốt nhẹ, những biểu hiện run tay, run chân đỡ hơn, tình trạng giật mình cũng đã hết. Do vẫn còn sốt nên bác sĩ vẫn chỉ định theo dõi tại viện để tránh những biến chứng không mong muốn.

Theo TS, BS Nguyễn Văn Lâm, mùa hè là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. Tính từ đầu năm đến nay trung tâm ghi nhận hơn 10 ca mắc bệnh tay chân miệng. So với mọi năm, số lượng ca nhập viện do tay chân miệng ít hơn vì các bệnh nhi nằm rải rác ở các tuyến do dịch Covid-19. Tuy nhiên, những ca nhập Bệnh viện Nhi Trung ương đều là ca bệnh nặng.

BS Lâm khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vaccine tiêm phòng nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường bảo đảm vệ sinh cho trẻ. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở gia đình và nhà trường đó là luôn giữ bàn tay sạch, đồ chơi sạch. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giấc và giữ gìn nhà cửa thông thoáng.

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm

Ngày 7/6, Bộ Y tế cho biết, tính đến đầu tháng 6 cả nước đã ghi nhận hơn 24.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 58 tỉnh thành phố, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh. Hầu hết trường hợp mắc SXH đều tập trung ở các tỉnh thành phía Nam.

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Ảnh TL.

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Ảnh TL.

Theo đánh giá của cơ quan y tế, mặc dù số người mắc SXH giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái nhưng theo chu kỳ, từ tháng 6 tới tháng 8 là mùa cao điểm của dịch SXH do thời tiết bắt đầu mưa nhiều và nóng ẩm - là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Thực tế này đòi hỏi các địa phương và người dân không chủ quan trước nguy cơ bùng phát của dịch SXH. 

Theo TS, BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, tại bệnh viện đã ghi nhận hai trường hợp mắc SXH nhập viện đều là thanh niên trẻ tuổi. Cả hai bệnh nhân này đều có các biểu hiện điển hình như sốt cao liên tục, mắt xung huyết, tiểu cầu giảm...

BS Thư khuyến cáo, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân SXH chỉ có sốt mà ít có các biểu hiện khác nên rất dễ bị nhầm sang sốt virus thông thường, dễ chủ quan không đến viện. Khi bệnh diễn biến nặng lên như tiểu cầu giảm, nôn nhiều, tiểu ít, cô đặc máu… thì việc đến viện muộn có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Nếu trong mùa SXH mà có dấu hiệu sốt cao liên tục, người dân nên đến cơ sở y tế thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sốt xuất huyết để có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng.

“Thông thường chu kỳ 2-4 năm có đợt SXH nặng. Cao điểm SXH đã rơi vào các năm 2017 và 2019 và năm nay không thuộc chu kỳ bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảnh báo người dân không chủ quan trước nguy cơ bùng phát của dịch vì muỗi phát triển theo thời tiết, nóng ẩm trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Và SXH thường đỉnh điểm từ tháng 6,7 đến tháng 11,12”, BS Thư nói.

TS. Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét, ký sinh trùng Trung ương cho hay, khi đi điều tra về thực trạng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thì thấy rằng, những khu vực mà có số lượng muỗi chỉ 0,3 con/hộ gia đình là những khu vực ít/gần như không có khả năng bị bệnh sốt xuất huyết. 

Do vậy, trong một hộ gia đình, chỉ cần có từ 1 con muỗi trở lên là có thể có nguy cơ bị lây nhiễm. Điều đặc biệt là quần thể muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại rất dai dẳng. Nếu năm ngoái đã bị mắc sốt xuất huyết thì khả năng lớn năm nay lại tiếp tục có người mắc ở khu dân cư đó.

“Nguy hại là hiện nay muỗi vằn truyền bệnh đã kháng hóa chất nhóm cúc tổng hợp chuyên dùng để diệt muỗi, nên người dân cần cẩn trọng phòng dịch từ khi dịch chưa bùng phát”, TS Phạm Thị Khoa cho hay.

Hiện nay, SXH vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi. Đồng thời, người dân cũng cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

Bảo Ngân

Tin khác

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

(CLO) Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành.

Sức khỏe