(CLO) Chiều 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ, việc ban hành Pháp lệnh nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng.
Cùng với đó, kịp thời hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập để bảo vệ chặt chẽ, quản lý hiệu quả Khu Di tích Lăng trong tình hình mới; phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, văn hóa của Khu Di tích Lăng, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh Phiên họp chiều 7/2.
Về phạm vi điều chỉnh, Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là các công trình, khu vực có tính chất đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, đồng thời có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, bao gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Khu K9); các công trình hỗ trợ, phục vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại phiên họp, Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.
Khu Di tích Lăng có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa đặc biệt, gắn với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hầu hết các công trình trong Khu Di tích thuộc khu vực trọng yếu là đối tượng cảnh vệ theo Luật Cảnh vệ, riêng công trình Lăng còn được xếp thuộc Nhóm I các công trình quốc phòng, khu quân sự, vì vậy cần có cơ chế quản lý, bảo vệ đặc thù. Đồng thời, một số nghi lễ quốc gia, hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa tại Khu di tích Lăng cũng cần được thể chế hóa để khẳng định tính pháp lý, vị trí, vai trò, ý nghĩa của các hoạt động này và bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức, thực hiện.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, các nội dung quy định trong dự thảo Pháp lệnh về cơ bản phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan.
Có ý kiến đề nghị rà soát kỹ các quy định trong dự thảo Pháp lệnh với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan; nghiên cứu chuyển nội dung cụ thể, chi tiết trong dự thảo Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ để quy định trong nghị định, thông tư cho phù hợp với chủ trương đổi mới công tác xây dựng pháp luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp chiều 7/2.
Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, đây là Pháp lệnh có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, lịch sử, văn hóa, quốc phòng an ninh và đối ngoại; tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện cho nhân dân trong và ngoài nước tham quan Khu di tích. Do đó, cần có những quy định có tính vượt trội, đặc thù để bảo đảm nhiệm vụ này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận sự chủ động, tích cực của Chính phủ khi chuẩn bị kỹ lưỡng; đánh giá cao cơ quan thẩm tra đã làm việc rất tích cực, báo cáo thẩm tra thể hiện rõ quan điểm; cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu và có giải trình hợp lý.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Pháp lệnh cần có những chính sách, quy định đặc thù để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu một số nội dung để xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội trong quản lý, bảo vệ Khu di tích. Chính phủ sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua về mặt nguyên tắc dự thảo Pháp lệnh; giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với các cơ quan hoàn thiện dự thảo Pháp lệnh, xin ý kiến bằng văn bản các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
(CLO) Về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu luật mới phải tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, những nút thắt trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Luật phải bao quát tối đa, không để khoảng trống pháp lý, tránh tình trạng có những tình huống xảy ra trong thực tiễn nhưng luật không quy định.
(CLO) Chiều ngày 7/2, thực hiện Chương trình công tác năm 2025, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.
(CLO) Chiều 7/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(CLO) Theo thông báo mới từ Ban Tổ chức giải đấu V-League 2024/25, sẽ có tới 11 cầu thủ và một quan chức phải ngồi ngoài ở vòng này, một số nhận thẻ đỏ ở trận trước, còn lại nhận đủ ba thẻ vàng và quyết định kỷ luật từ Ban Tổ chức.
(CLO) Ngày 7/2, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 5 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng của đơn vị này.
(CLO) Ngày 7/2, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) do ông QU Dongyu (Khuất Đông Ngọc) - Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn đã có chuyến tham quan, khảo sát thực tế tại cánh đồng lúa Tam Cốc (xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình).
(CLO) Tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh trong tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, đảm bảo chất lượng và tiến độ các đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng thời, ông biểu dương lãnh đạo các ban, ngành, đặc biệt là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vì tinh thần gương mẫu, tự nguyện xin nghỉ trước tuổi, tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 8/2, không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới khu vực Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có mưa rào rải rác. Vùng núi cao có nơi dưới 3 độ, trời rét hại, mưa tuyết và băng giá cảnh báo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người và vật nuôi.
(CLO) Thường vụ Quốc hội quyết định bỏ đề xuất tăng một bậc lương cho nhà giáo xếp lương lần đầu, với lý do chính sách này chưa hợp lý với ngành nghề khác.
(CLO) Galaxy S25 Ultra lần đầu tiên đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra tốc độ của PhoneBuff, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple.
(CLO) Ngày 7/2, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 5 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng của đơn vị này.
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh trong tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, đảm bảo chất lượng và tiến độ các đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng thời, ông biểu dương lãnh đạo các ban, ngành, đặc biệt là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vì tinh thần gương mẫu, tự nguyện xin nghỉ trước tuổi, tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
(CLO) Về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu luật mới phải tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc, những nút thắt trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Luật phải bao quát tối đa, không để khoảng trống pháp lý, tránh tình trạng có những tình huống xảy ra trong thực tiễn nhưng luật không quy định.
(CLO) Chiều 7/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(CLO) Chiều 7/2, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm.
(CLO) Tiếp Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Ngày 7/2 tại Lào Cai đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại hội nghị, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai với 100% phiếu tán thành.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP ngày 6/2/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Đáng chú ý, Nghị định này sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Điều 83 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng và minh bạch, không hình thức, không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu liên quan đến quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với một số dự án đường bộ cao tốc.