(CLO) Đó là ý kiến tranh luận của Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình khi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trước Quốc hội.
Sáng 7/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Trước đó, vào chiều 6/6, tham gia chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) đã nêu rõ: Tại Báo cáo 874 ngày 30/5/2023 của Ủy ban Dân tộc có nêu vấn đề là một số địa phương chưa phát huy thế mạnh của mình để thu hút nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình nhận thấy, vấn đề đầu tư và thu hút nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó có hạ tầng giao thông, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì đang gặp rất nhiều khó khăn.
Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.
Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết, khó khăn như thế thì thời gian tới, Bộ trưởng có giải pháp nào để thực hiện thu hút được đầu tư của doanh nghiệp vào khu vực này, cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con vùng đồng bào dân tộc miền núi và thiểu số.
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, thực trạng là các địa phương chưa phát huy hết nguồn lực của mình. Đến nay, số địa phương có bố trí nguồn vốn đối ứng còn thấp. “Về vốn đầu tư cho địa phương, chúng tôi cũng đồng tình rằng rất khó khăn. Để đầu tư cần rất nhiều điều kiện, lợi ích các bên”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho biết, địa phương cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách tiếp cận đất đai, tiếp cận tín dụng để hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp. Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với các địa phương để nghiên cứu, tăng thêm nguồn lực.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời phần tranh luận của Đại biểu Phan Thái Bình, sáng 7/6.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn vấn đề chất vấn, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) tiếp tục tranh luận.
Đại biểu cho biết, về cơ bản đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng, nhưng muốn trao đổi thêm. Đại biểu nhận thấy, các địa phương có nhiều chính sách về đất đai và tín dụng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tùy từng địa phương, mỗi địa phương sẽ có chính sách khác nhau, không đồng bộ trong cả nước. Liên quan đến đất đai, đặc biệt các địa phương có những cơ chế ưu đãi mang tính chất vượt trội hơn quy định của Trung ương, vượt trội hơn quy định pháp luật, do đó vướng về mặt pháp luật.
Đại biểu Phan Thái Bình nêu rõ, vấn đề đặt ra ở đây là tính đồng bộ. Đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nghiên cứu thật kỹ vấn đề này và hướng dẫn các địa phương.
Đại biểu Phan Thái Bình bày tỏ băn khoăn, liệu có cho phép địa phương có cơ chế ưu đãi vượt trội hơn quy định pháp luật hay không? Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề rất khó và vướng hiện nay, đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu thêm và có đề xuất trong thời gian tới để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Liên quan đến vấn đề sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ trưởng có nêu, sắp tới sẽ sửa đổi Luật Lâm nghiệp theo hướng tạo điều kiện cho các rừng đặc dụng được trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình nhận thấy, hiện nay nếu chờ sửa Luật Lâm nghiệp sẽ rất lâu, đề nghị ngay tại Kỳ họp này, đưa vào Nghị quyết của Kỳ họp là cho phép các địa phương có thể tận dụng sinh kế dưới tán rừng để trồng các cây dược liệu, vừa đảm bảo sinh kế và vừa quản lý, bảo vệ rừng.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 7/6.
Sáng 7/6, đăng đàn trả lời ý kiến tranh luận của Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đồng tình với quan điểm của đại biểu, trong đó hệ thống chính sách thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải bao gồm chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương. Chính sách của Trung ương bao gồm các luật, các văn bản của Trung ương ban hành làm cơ sở để địa phương xây dựng chính sách cụ thể hóa vào bối cảnh cụ thể của từng địa phương, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở địa phương.
Bộ trưởng cũng cho biết, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, cho nên chưa thể có những chính sách đủ mạnh, vì vậy trong thời gian tới, Bộ trưởng mong muốn các địa phương bám sát vào chủ trương của Trung ương để có những chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng này, nhằm tạo ra công ăn việc làm, tạo ra thu nhập và giải quyết vấn đề lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về đề nghị của Đại biểu đặt ra, tại Kỳ họp này có nên đưa vào nghị quyết về một cơ chế đặc thù để phát triển sinh kế dưới tán rừng hay không, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, vấn đề này liên quan đến Luật Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ đã giao Bộ xây dựng đề án phát huy giá trị đa dạng của hệ sinh thái rừng, sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới đây, trong đó có phát triển sinh kế dưới tán rừng.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà vua Bỉ Philippe nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".