Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Thách thức trong “nhiệm vụ kép…
Trên thực tế, nguồn thu của các cơ quan báo chí phần nhiều phụ thuộc vào quảng cáo, nhưng doanh thu quảng cáo tại các cơ quan báo chí hiện nay đang ngày càng sụt giảm mà chi phí cho sản xuất lại tăng cao. Trong khi các cơ quan báo chí vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định. Chính vì vậy, đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí đang nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan báo chí, người làm báo cả nước.
Trao đổi về vấn đề này, nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho rằng, các cơ quan báo chí là những cơ quan sự nghiệp công chứ không phải là doanh nghiệp, nhưng hiện nay phần lớn đều phải vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ quản giao phó và vừa phải tự chủ tài chính.
Trong hành trình thực hiện sứ mệnh của mình, báo chí đang gặp khá nhiều khó khăn khác nhau, về khách quan, đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới, như Facebook, TikTok và YouTube, các trang truyền thông xã hội khác cũng đang thu hút số lượng bạn đọc và quảng cáo.
Còn về những sức ép chủ quan, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng, hầu hết các tờ báo đều khó khăn về nguồn thu từ quảng cáo. Ông phân tích: Với báo giấy, các cơ quan báo chí có báo giấy thì hiện nay đang thua lỗ, vì thực hiện nhiệm vụ chính trị nên phải duy trì báo giấy, còn thực tế rất ít hoặc không có cơ quan báo chí có thể cân đối thu chi hay có lãi khi phát hành qua kênh thị trường…Số lượng báo bán ra không thể tăng, trong khi người lao động trong cơ quan báo chí không thể giảm được. Đó là chưa kể, sản xuất báo giấy còn có chi phí in, chi phí phát hành và nhuận bút không thể cắt giảm được khi duy trì một tờ báo.
Còn đối với báo điện tử, ông Phùng Công Sưởng nhìn nhận rằng, hiện nay hầu hết báo chí không thu phí được bạn đọc, người dùng sử dụng miễn phí, chỉ có một vài tờ báo thu phí nhưng chưa có nguồn thu thật sự từ bạn đọc. Trong điều kiện không thu phí nhưng cơ quan báo chí đó vẫn phải sản xuất lượng nội dung lớn, phải duy trì hoạt động về đường truyền, băng thông, công nghệ kiểm soát an ninh mạng, bảo mật thông tin, hệ thống dữ liệu…Tất cả vẫn phải chi trả như một doanh nghiệp mà không có ai hỗ trợ.
Và quan trọng nữa là, về cơ chế tự chủ, như báo Tiền Phong đã tự chủ từ năm 1974 và tự chủ toàn diện cách đây hàng chục năm. Như vậy, báo chí đã và đang rơi vào một nghịch lý, đó là vừa phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị nhưng vừa phải đảm bảo kinh phí để duy trì những ấn phẩm mà không có hiệu quả.
Ở góc độ của một cơ quan báo chí uy tín, nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”, Tổng biên tập báo Tiền Phong nhấn mạnh: “Ở góc độ vai trò và vị thế, báo chí và doanh nghiệp đều là lực lượng quan trọng nhưng trong cơ chế hoạt động thì lại có những khác biệt căn bản nên không thể “đánh đồng” khi áp dụng thuế suất. Doanh nghiệp có thể kinh doanh tất cả các lĩnh vực mà luật pháp không cấm, báo chí hoạt động vừa như một doanh nghiệp tự chủ, phải đóng thuế nhưng lại chỉ được hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích đã quy định nên gần như bị “bó chân, bó tay”, rất khó phát triển được như một doanh nghiệp”.
Tất nhiên, Tổng biên tập báo Tiền Phong cũng cho biết, trong khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã có chính sách để hỗ trợ báo chí bằng việc ban hành các quy định về truyền thông chính sách, tuy nhiên để cơ quan báo chí tham gia vào thị trường truyền thông chính sách cũng không nhiều, chỉ nhỏ giọt, không đáng kể gì so với khoản chi phí mà các cơ quan báo chí bỏ ra.
“Báo chí hiện nay đang rất khó khăn, tờ báo nào may mắn thì có lãi chút, còn cơ bản là hòa và lỗ, “giật gấu vá vai” không có nguồn thu dài hạn để đầu tư phát triển cũng như để tích lũy. Chúng tôi phải xoay sở nhiều cách để tạo nguồn thu nhưng nói thật là vẫn rơi vào hoàn cảnh làm đồng nào tiêu hết đồng đó và thật buồn khi phải nói, đây là tình trạng chung. Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí dù có ưu đãi giảm đến 0% trong vòng 1, 2 năm thì tôi nghĩ cũng chỉ mang tính biểu tượng thôi vì bản chất báo chí có thu nhập đâu để đánh thuế nữa. Nhưng việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo chí chắc chắn sẽ sự là động viên quý báu với những người làm báo đang làm việc miệt mài bất kể ngày, đêm, với cường độ cao, đòi hỏi sự sáng tạo lớn. Bởi vậy, tôi đề xuất rằng, không chỉ giảm ở mức thuế 10% cho tất cả các loại hình báo chí mà mong là Đảng, Nhà nước sẽ có lộ trình miễn thuế cho báo chí. Điều này sẽ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động báo chí và cũng để báo chí yên tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện sứ mệnh là cơ quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật, là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước và Nhân dân…” – nhà báo Phùng Công Sưởng trăn trở và đề xuất.
Không nên “đánh đồng” doanh nghiệp với cơ quan báo chí
Đồng quan điểm về vấn đề cần có “cơ chế công bằng” hơn với báo chí, nhà báo Lê Văn Tòa - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng cho rằng, các cơ quan báo chí dù loại hình nào, phát thanh hay truyền hình, báo in hay điện tử tất cả đều mang tính đặc thù, đó là cơ quan sự nghiệp có thu chứ không hẳn là doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh lấy lời. Còn các cơ quan báo chí có nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nếu áp dụng mức thuế tương đương với doanh nghiệp thì không hợp lý, không công bằng.
“Chúng ta không đánh đồng doanh nghiệp với cơ quan báo chí. Báo chí làm nhiệm vụ đặc thù chứ không phải doanh nghiệp, lãnh đạo báo chí không phải doanh nhân. Vì vậy, việc áp dụng thuế cũng phải tính đến yếu tố đặc thù, tôi mong muốn cơ quan quản lý nhà nước về thuế tiếp tục nghiên cứu giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT sao cho phù hợp với hoạt động báo chí, có như vậy báo chí mới “có sức” nâng cao được chất lượng và cạnh tranh được với các nền tảng mạng xã hội hiện nay”, nhà báo Lê Văn Tòa chia sẻ.
Thực tế cho thấy, hiện nay các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Youtube, Facebook đã và đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt khiến cho doanh thu của các cơ quan báo chí tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Để giành giật “miếng bánh” kinh tế, nhiều cơ quan báo chí buộc phải cơ cấu một phần nguồn thu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự, quy hoạch lại nội dung. Nhiều cơ quan báo chí mạnh dạn thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, bao gồm: quảng cáo truyền thống; thực hiện thu phí; hợp tác truyền thông; tổ chức sự kiện; thương mại điện tử; cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin; tổ chức nghiên cứu...Tuy vậy, doanh thu của báo chí vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Trước thực tế đó, cho rằng, việc áp dụng thuế trong nhiều năm nay đối với báo chí vẫn ở mức tương đối cao, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính nhận định: “Các mức thuế áp dụng trước khi được ban hành, cơ quan quản lý nhà nước cần có thời gian nghiên cứu. Để khi ban hành sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và cơ quan báo chí có thể áp dụng và thực hiện được. Khi mức thuế ở mức hợp lý nhất thì ngành thuế cũng thu được nguồn thuế mà cơ quan báo chí cũng dễ dàng thực hiện được. Lĩnh vực báo chí là lĩnh vực tương đối đặc biệt, cung cấp dịch vụ đặc biệt vì thế cần có nghiên cứu một cách đầy đủ từ đó áp dụng mức thuế phù hợp”.
Như vậy, cùng với những khó khăn trên thực tế, đặc biệt là, Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này thì việc đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí ở mức là cấp thiết. Lần này, chúng ta sửa Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp cũng chính là cơ hội để sửa đổi các quy định về thuế đối với các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí mong muốn được quan tâm và xem xét để có chính sách thuế phù hợp cho báo chí tăng sức cạnh tranh và phát triển, tiếp tục phụng sự tốt hơn nữa trong hành trình chạm mốc 100 năm.
Hà Vân - Lê Tâm
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.