Căn cứ pháp lý nào để sáp nhập điều tra 2 vụ án liên quan bà Nguyễn Phương Hằng?

Chủ nhật, 19/06/2022 19:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường phân tích, việc nhập vụ án hình sự sẽ giảm thiểu được thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng có lợi cho bị can, bị cáo; đồng thời, góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, công bằng, đúng pháp luật.

Sáp nhập điều tra 2 vụ án

Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa tiếp nhận hồ sơ liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố trước đó, để nhập vào vụ án Công an TP HCM đang điều tra.

Theo đó, Công an tỉnh Bình Dương thụ lý đơn của 7 người tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ TPHCM, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trụ sở chính tại tỉnh Bình Dương).

Xét thấy các hành vi của bà Hằng có dấu hiệu cấu thành tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, ngày 6/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã thống nhất khởi tố vụ án để điều tra.

can cu phap ly nao de sap nhap dieu tra 2 vu an lien quan ba nguyen phuong hang hinh 1

Bị can Nguyễn Phương Hằng.

Tuy nhiên, do ngày 24/3/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Hằng để điều tra về cùng tội danh. Vì vậy, Công an tỉnh Bình Dương đã có văn bản trao đổi với Công an TP HCM theo hướng báo cáo Bộ Công an nhập vụ án để Công an TP HCM điều tra.

Căn cứ để sáp nhập điều tra vụ án hình sự

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia pháp lý - Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết: Trong trường hợp bị can thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm ở nhiều địa phương khác nhau thì cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo từng địa bàn, từng hành vi cụ thể, thuộc thẩm quyền luật định, nhưng sau đó cũng có thể nhập vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

“Mỗi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý một lần. Hành vi vi phạm pháp luật thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội danh nào thì sẽ bị xử lý về tội danh đó. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể là tình tiết định tội hoặc tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bị can bị nhiều cơ quan điều tra khởi tố về một tội danh thì cũng có thể được nhập vụ án hình sự thành một tội và áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần để xét xử trong cùng một vụ án”, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường nói.

can cu phap ly nao de sap nhap dieu tra 2 vu an lien quan ba nguyen phuong hang hinh 2

Chuyên gia pháp lý - Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường.

Theo vị chuyên gia pháp lý, việc nhập vụ án hình sự sẽ giảm thiểu được thời gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng có lợi cho bị can, bị cáo, đồng thời góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, công bằng, đúng pháp luật.

Một trong các điểm mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là quy định rõ thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc quyết định nhập, tách vụ án hình sự để đảm bảo việc giải quyết các vụ án hình sự nhanh chóng, đúng quy định pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Theo đó, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể nhập hoặc tách vụ án hình sự trong các giai đoạn điều tra, truy tố.

“Việc tách hay nhập vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng hình sự “tuỳ nghi” do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét áp dụng. Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc phải nhập hoặc tách vụ án và đây là quy định tùy nghi nên còn có những quan điểm, cách hiểu, áp dụng khác nhau, chưa thống nhất”, ông Cường phân tích.

Cũng theo vị Tiến sĩ luật, quy định tại điều 170 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì việc nhập vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra có thể được áp dụng theo các căn cứ sau đây: Bị can phạm nhiều tội; bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

Trong vụ án trên, cơ quan điều tra Công an TP HCM và Công an tỉnh Bình Dương đều khởi tố về cùng một tội danh là “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” với bị can Nguyễn Phương Hằng (do nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và mỗi hành vi đều thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm). Bởi vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên thì hai cơ quan điều tra có thể thống nhất để nhập vụ án hình sự, đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo và đảm bảo cho vụ án được giải quyết nhanh chóng.

Còn nếu không nhập vụ án, với 2 lần thực hiện hành vi phạm tội, bà Nguyễn Phương Hằng có thể phải đối mặt với 2 lần bị kết án trong khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Nếu bị 2 nơi kết án 2 lần về tội danh này, với khung hình phạt trên, cơ quan xét xử sau sẽ tổng hợp hình phạt theo hình thức cộng dồn mức hình phạt của bản án trước để tổng hợp với bản án sau và bản án cuối cùng sẽ tổng hợp tất cả các mức án mà tòa án các cấp đã xét xử trước đó.

Còn trường hợp Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố bởi 2 cơ quan điều tra về cùng về một tội danh nhưng sau đó được nhập vụ án, rồi xét xử trong một vụ án, bà Hằng sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bị kết tội, bà Nguyễn Phương Hằng chỉ phải chấp hành một mức hình phạt chung có thể sẽ không quá 7 năm tù theo quy định tại khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự. Như vậy, việc nhập vụ án hình sự trong trường hợp này là có lợi cho bà Nguyễn Phương Hằng.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Bắt khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Tâm Lộc Phát về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'

Bắt khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Tâm Lộc Phát về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

(CLO) Để tạo lòng tin, nhóm của Nguyễn Thị Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Qua đó, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Vụ án
'Thầy ông nội” Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm về tội Loạn luân

"Thầy ông nội” Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm về tội Loạn luân

(CLO) Bị cáo Lê Tùng Vân, người đứng đầu trong vụ "Tịnh thất Bồng lai" vừa bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An khởi tố thêm tội danh.

Vụ án
Đánh sập 'tập đoàn' lừa đảo thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền

Đánh sập 'tập đoàn' lừa đảo thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền

(CLO) Ngày 19/4, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa tiến hành đồng loạt khám xét 6 địa điểm, đưa 56 đối tượng về làm việc, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan nghi vấn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền (COD).

Vụ án
Khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

Khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế

(CLO) Hai giám đốc doanh nghiệp ở Đà Nẵng và Quảng Nam vừa bị khởi tố, bắt giam do liên quan đến hành vi Trốn thuế và Mua bán trái phép hóa đơn.

Vụ án
Tạm giữ đối tượng đâm cô ruột tử vong vì mâu thuẫn đất đai

Tạm giữ đối tượng đâm cô ruột tử vong vì mâu thuẫn đất đai

(CLO) Do mâu thuẫn đất đai trong gia đình, Nguyễn Minh Trường đã dùng dao đâm nhiều nhát vào cô ruột mình là Nguyễn Thị T. Hậu quả nạn nhân tử vong sau đó.

Vụ án