Đại biểu Quốc hội:

Cần dành một chương riêng về “vấn đề y đức” trong Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

Thứ hai, 13/06/2022 11:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Quang Minh cho rằng, vấn đề y đức trong thời gian qua chỉ được điều chỉnh thông qua quy định riêng của Bộ Y tế. Đại biểu thấy rằng, đây là vấn đề hết sức quan trọng cần phải được đưa vào vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dành một chương riêng cho vấn đề này.

Cần bổ sung quyền được học tập, trau dồi, rèn luyện về y đức

Phát biểu tại phiên thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Quốc hội sáng nay (13/6), đại biểu Quốc hội Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình bày tỏ cơ bản đồng tình với Dự thảo và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

can danh mot chuong rieng ve van de y duc trong luat kham chua benh sua doi hinh 1

Đại biểu Quốc hội Trần Quang Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Theo Đại biểu dự thảo Luật lần này bổ sung thêm ba chương việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và điều chỉnh các nội dung quan trọng khác. Tuy nhiên, theo đại biểu, vấn đề y đức trong thời gian qua chỉ được điều chỉnh thông qua quy định riêng của Bộ Y tế. "Đại biểu thấy rằng, đây là vấn đề hết sức quan trọng cần phải được đưa vào vào luật dành một chương riêng cho vấn đề này", ông Minh nêu ý kiến.

Đại biểu Trần Quang Minh nhấn mạnh, y học nước nhà có tiến bộ, đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao ngày càng nhiều, tuy nhiên không hẳn là tỷ lệ thuận với y đức được nâng lên, kể cả những bệnh viện tuyến trên, những bệnh viện có tiếng tăm trong kỹ thuật y khoa có đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề cao, chưa hẳn đa số là những người có y đức và ứng xử tốt với bệnh nhân.

Bên cạnh một bộ phận cán bộ y tế, tận tâm với nghề, thể hiện tinh thần hy sinh, gắn bó, ứng xử hài hòa tận tình chăm sóc người bệnh, nhất là xông pha trong chuyện đâu để chống dịch như thời gian vừa qua, thì cũng còn không ít y, bác sĩ ngày càng rời xa mục đích cao cả và tôn chỉ như lời Bác Hồ dạy lương y như từ mẫu, không coi việc chăm sóc sức khỏe của con người là nghề cao quý; trái lại còn gây tâm lý ức chế, bức xúc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, gây mất uy tín cho ngành y tế. Cuối cùng cũng là do y đức xuống cấp, đề cao cá nhân, chạy theo lợi ích trước mắt, lối suy nghĩ, bản tính tiêu cực gây nên.

"Vì vậy, dự thảo Luật có quy định quyền được học tập nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, thì cũng cần bổ sung quyền được học tập, trau dồi, rèn luyện về y đức", đại biểu Trần Quang Minh phát biểu.

Đại biểu đoàn Quảng Bình cũng cho biết, 12 nội dung, tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được Bộ Y tế quyết định khá cụ thể, cần phải được xem xét để đưa vào Dự thảo luật lần này, kèm với đó là một số nội dung cơ bản về quy tắc ứng xử.

can danh mot chuong rieng ve van de y duc trong luat kham chua benh sua doi hinh 2

Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Nên quy định người bệnh được tiếp cận toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Đóp góp ý kiến về Dự thảo Luật tại thảo luận, đại biểu Quốc hội Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, nên quy định người bệnh được tiếp cận toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, về quyền của người bệnh theo quy định tại Điều 8 người bệnh có quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, tại Khoản 3 quy định quyền của người bệnh được quyền tiếp cận các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cơ bản bao gồm cả thuốc. "Quy định này là không phù hợp", bà Trinh nói.

Bà Đặng Thị Bảo Trinh cho rằng, người bệnh có quyền tiếp cận tất cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với điều kiện của từng người. Tại sao chúng ta lại giới hạn chỉ là các dịch vụ cơ bản nếu người bệnh còn có điều kiện, có khả năng? Do vậy, đại biểu đề nghị nên quy định người bệnh được tiếp cận toàn bộ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và bỏ cụm từ “cơ bản” tại Khoản 3 điều này.

Về nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, tại Khoản 8, Điều 38 của dự thảo Luật có quy định đóng phí duy trì giấy phép hành nghề và mức đóng là do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định; Đại biểu đoàn Quảng Nam bày tỏ: "Tôi chưa hiểu mục đích của quy định này là gì trong khi đó các ngành nghề khác không có quy định về đóng phí duy trì giấy phép?".

Theo đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, khám bệnh, chữa bệnh là một trong những ngành nghề cao cả, được cả xã hội trân trọng, Nhà nước không thể xem việc thu phí duy trì giấy phép hành nghề là 1 nguồn thu. Việc thực hiện nghĩa vụ đóng phí duy trì giấy phép cũng không góp phần đảm bảo duy trì chất lượng khám chữa bệnh. "Do vậy, tôi không đồng tình với quy định thu phí duy trì giấy phép hành nghề, đề nghị Quốc hội cân nhắc bỏ quy định này", bà Trinh nhấn mạnh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Mặt trận Việt Minh - Nơi hội tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

Mặt trận Việt Minh - Nơi hội tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

(CLO) Theo sáng kiến của lãnh tụ Hồ Chí Minh, vào đúng ngày này 83 năm trước đây, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời. Hơn 8 thập kỷ qua, Mặt trận Việt Minh là biểu hiện sinh động nhất sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, tư tưởng đó đã trở thành nền tảng của Đảng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay.

Tin tức
TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

TP HCM có 2 tân Phó Chủ tịch UBND

(CLO) HĐND TP HCM đã thực hiện miễn nhiệm 2 Phó Chủ tịch UBND TP HCM và bầu ra nhân sự mới đảm nhiệm vị trí này nhiệm kỳ 2021-2026.

Tin tức
Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

Quốc hội sẽ điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương

(CLO) Căn cứ vào đề xuất của Chính phủ, Quốc hội sẽ tính toán điều chỉnh trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để làm sao đảm bảo được quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.

Tin tức
Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Chương trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

(CLO) Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa giới thiệu nhân sự mới nên chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chưa có nội dung phê chuẩn hay miễn nhiệm với chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.

Tin tức
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật

(CLO) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được tiến hành theo 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024. Về công tác lập pháp, dư kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết.

Tin tức