Cần đẩy mạnh việc bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp dạy học trực tuyến

Thứ hai, 18/10/2021 21:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại tọa đàm do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, các ý kiến chỉ ra rằng, nhiều đơn vị giáo dục còn lúng túng trong việc lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến, bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học trực tuyến (điều mà các trường sư phạm chưa trang bị).

Phát biểu tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về “giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức vào chiều nay (18/10), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, mặc dù tình hình dịch Covid- 19 bắt đầu có những tiến triển tích cực, tuy nhiên để cuộc sống hoàn toàn về lại bình thường thì còn là một hành trình dài. Do vậy, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm để làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hữu hiệu hơn, lâu dài hơn nhằm đảm bảo an toàn trong môi trường giáo dục, cũng như các chỉ tiêu giáo dục trong thời gian tới.

Nêu ý kiến tại buổi tọa đàm, các đại biểu nhìn nhận, qua 3 đợt chống dịch trước đây, chúng ta đã làm rất tốt nhưng sau đó lại xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, do đó, đợt dịch lần thứ 4 phức tạp hơn, khó kiềm chế hơn và gây hậu quả lớn hơn đợt dịch trước. Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam rất khốc liệt với biến chủng Delta cực kỳ nguy hiểm - biến chủng đã làm đảo ngược các thành quả phòng chống dịch trên thế giới và làm thay đổi mọi thứ trong công tác phòng chống dịch ở Việt Nam. Mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống đều gặp phải những khó khăn, thách thức, trong đó có giáo dục, đào tạo.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của Covid-19, có khá nhiều vấn đề được đặt ra đối với giáo dục và đào tạo, tuy nhiên các đại biểu cho rằng, nhìn chung các vấn đề về bảo đảm việc học liên tục cho học sinh; hỗ trợ người học thiếu kỹ năng học độc lập; bảo đảm sự hạnh tồn cho học sinh; hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; bảo đảm sự hạnh tồn cho giáo viên; bảo đảm chăm sóc y tế đối với giáo viên bị nhiễm Covid-19; bảo đảm chăm sóc y tế đối với học sinh bị nhiễm Covid-19; hỗ trợ phụ huynh và người giám hộ trong việc kèm cặp học sinh được phần lớn các hệ thống giáo dục nhận định là vừa quan trọng nhất, vừa thách thức nhất.

can day manh viec boi duong cho giao vien phuong phap day hoc truc tuyen hinh 1

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại tọa đàm (ảnh QH).

Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Đỗ Nhật Tiến phân tích: Trong đợt dịch thứ 4, học sinh nhiều tỉnh, thành đã phải ở nhà, học trực tuyến từ năm học trước kéo dài sang năm học này và ngày trở lại trường vẫn đang phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Đại dịch đã tác động đến mọi mặt của giáo dục và mọi chủ thể của giáo dục.

Theo các đại biểu, Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, đã phải đưa ra những quyết định chính sách về kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng, trong bối cảnh kiến thức về đại dịch Covid-19 còn rất thiếu, chưa hoàn chỉnh và không ngừng thay đổi. Vì thế, mặc dù các bài học kinh nghiệm luôn được rút ra, các khuyến nghị chính sách luôn được các tổ chức quốc tế đúc kết và công bố, nhưng bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề mới nảy sinh khi mà đại dich Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.

Do vậy, các đại biểu cho rằng, trước yêu cầu tiếp tục thực hiện thành công việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 khi mà chiến lược phòng, chống dịch đã chuyển sang giai đoạn mới, giáo dục cũng cần phải luôn thay đổi, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19.

Theo ông Lê Thống Nhất (Nhà sáng lập BigSchool & VinaSchools), các phương thức dạy học trực tuyến hay trên truyền hình không phải chỉ là đối phó với hoàn cảnh đại dịch Covid – 19 mà đây là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục trong kỷ nguyên 4.0. Trong thời qua, với cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19 đã thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn sự cấp thiết của xu thế công nghệ đi vào các hoạt động giáo dục. Do vậy, đại biểu đề nghị, từ những kinh nghiệm chỉ đạo dạy và học trong đại dịch lần này, ngành giáo dục sẽ làm rõ ra lộ trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo trong những năm tới…

Tuy nhiên, các ý kiến cũng chỉ ra rằng, điều kiện để dạy và học trực tuyến vẫn có những vấn đề cần tiếp tục giải quyết như: cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp thời, tuy đã có phong trào “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng phát động; nhiều đơn vị giáo dục còn lúng túng trong việc lựa chọn nền tảng dạy học trực tuyến, bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học trực tuyến (điều mà các trường sư phạm chưa trang bị); nhiều gia đình còn lúng túng trong việc hỗ trợ con em học trực tuyến, ngoài những yếu tố về phương tiện học tập; chất lượng các dữ liệu chưa được chuẩn hoá như ngân hàng đánh giá kiểm tra, bài giảng video…

Đề xuất giải pháp tổ chức các phương pháp dạy học hướng tới chuyển đổi số trong giáo dục thời gian tới, các đại biểu cho rằng, chúng ta cần phát huy điểm mạnh đã làm tốt trong chỉ đạo của ngành giáo dục trong 2 năm qua, coi dạy học trực tuyến là một phương pháp dạy học chính thức trong nhà trường. Đây là phương pháp có ưu thế rất lớn trong thời đại hiện nay. Đó là phương pháp giúp học sinh, người học thực hiện học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, học suốt đời.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, học sinh đi học trong trạng thái bình thường mới, việc coi dạy học trực tuyến là một phương pháp dạy học được thực hiện đồng thời, đan xen, hỗ trợ các phương pháp dạy học trực tiếp, truyền thống sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, nâng cao năng lực thích ứng của học sinh và thầy cô giáo. Thực hiện chuyển đổi số trong các trường học, xây dựng trường học thông minh, coi đây là một biện pháp cốt yếu không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

Đồng thời, đẩy mạnh cuộc vận động “Sóng và máy tính cho em”; Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện sớm và quyết liệt kế hoạch phủ sóng mọi miền phục vụ dạy học trực tuyến, để học sinh, nhất là các học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập bình đẳng trong tiếp cận học tập.

N.H

Bình Luận

Tin khác

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi Bắc Giang vui khỏe năm 2024

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi Bắc Giang vui khỏe năm 2024

(CLO) Ngày 18/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên tại trường Tiểu học thị trấn Thắng - Hiệp Hòa.

Giáo dục
Làm sao để nhân viên trường học yên tâm cống hiến với nghề?

Làm sao để nhân viên trường học yên tâm cống hiến với nghề?

(CLO) Việc nhân viên trường học nhận lương ít ỏi, đa số có mức lương từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng, công việc lại vất vả đang là điều bất cập tồn tại lâu nay.

Giáo dục
Phẫu thuật kéo dài cậu nhỏ, một nam bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật lại

Phẫu thuật kéo dài cậu nhỏ, một nam bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật lại

(CLO) Vừa qua, một bệnh nhân nam 27 tuổi đến khám tại Khoa Nam học - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với tình trạng cong dương vật và không thể quan hệ tình dục sau phẫu thuật kéo dài dương vật tháng thứ 8 tại một bệnh viện tỉnh.

Giáo dục
Ai, chip bán dẫn, điện tử viễn thông đang là những ngành 'hot' giành cho thí sinh

Ai, chip bán dẫn, điện tử viễn thông đang là những ngành 'hot' giành cho thí sinh

(CLO) Chip - bán dẫn là một ngành nhiều tiềm năng tuy nhiên các thí sinh nên chọn ngành mình yêu thích, muốn gắn bó hơn là những ngành mang tính thời thượng.

Giáo dục
Dự kiến các mốc thời gian trong công tác tuyển sinh đại học năm 2024

Dự kiến các mốc thời gian trong công tác tuyển sinh đại học năm 2024

(CLO) Theo dự kiến, từ tháng 6, các công tác liên quan đến xét tuyển đại học đã được thực hiện tuần tự theo các khâu, trong đó có việc cấp tài khoản tuyển sinh cho các thí sinh.

Giáo dục