(NB&CL) Trong bối cảnh “bất bình thường mới” này, nếu chính sách chỉ chạy theo phản ứng ngắn hạn, sẽ mất định hướng, kém hiệu quả, và không nhất quán. Do vậy, chúng ta không chạy theo những biến động và con số và sự kiện trước mắt, mà mất phương hướng trung và dài hạn.
Năm 2023, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ cả nội tại lẫn bên ngoài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Minh Cường - nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh: Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp trung và dài hạn trong bối cảnh thế giới “bất bình thường”.
Ông Nguyễn Minh Cường - nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
+ Ông đánh giá thế nào về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023?
- Trong vài năm gần đây, thế giới ngày càng đối mặt với nhiều khủng hoảng. Như mọi người đã biết, giai đoạn 2020 - 2022, thế giới chao đảo vì đại dịch COVID-19, sau đó xung đột Nga - Ukraine lại bồi thêm một cú sốc lớn vào sự phục hồi vốn đã rất yếu.
Năm 2023 cũng vậy, sự xung đột chính trị trước đây chưa kết thúc, lại xuất hiện thêm xung đột mới, với nguy cơ lan rộng sang toàn bộ khu vực, đẩy kinh tế thế giới một lần nữa vào những rủi ro lớn. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế, trong bối cảnh thế giới đang trong giai đoạn “bất bình thường mới”, nhiều quốc gia chỉ xoay quanh các biện pháp chính sách đối phó ngắn hạn và dường như các ưu tiên trung và dài hạn bị gạt sang một bên.
Các phân tích chính sách tràn ngập các dự báo về số liệu lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, kết quả kinh doanh của Mỹ từng quý, từng tháng, thậm chí tuần, và rồi từ đó đưa ra các dự đoán liệu FED sắp tới có tăng lãi suất tiếp hay không, và tăng bao nhiêu, hay dừng lại.
Thị trường chứng khoán, tiền tệ, tài chính, bất động sản trồi sụt theo các dự báo, tạo điều kiện để tâm lý bầy đàn dẫn dắt thị trường, và từ đó lại gây ra hiệu ứng phản ứng chính sách ngắn hạn. Cái vòng tròn luẩn quẩn này cứ tiếp diễn trong suốt ba năm vừa qua cho đến tận bây giờ.
Câu chuyện tương tự xảy ra với Việt Nam. Nền kinh tế đã bước vào giai đoạn cuối năm 2023 và phản ứng chính sách cũng chỉ vẫn quanh quẩn quanh câu chuyện liệu tăng trưởng quý này ra sao, liệu có thể giúp đạt 6,5% như Quốc hội đề ra hay không.
Các chính sách dường như mất sự định hướng trung và dài hạn, dẫn tới thiếu nhất quán, đó là chưa kể việc thực hiện chậm trễ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Thực tế này cho thấy đã đến lúc phải chấp nhận tình trạng bất bình thường mới của kinh tế thế giới, theo đó tăng trưởng của toàn cầu sẽ chậm lại trong những năm tới, lạm phát sẽ dai dẳng, lãi suất sẽ duy trì cao hơn trước COVID-19, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, rủi ro địa chính trị và địa kinh tế sẽ tiếp tục chia cắt nền kinh tế thế giới, thiên tai, và dịch bệnh sẽ tiếp tục bùng nổi và những cú sốc sẽ trở nên thường xuyên hơn, và khó lường hơn.
+ Vậy theo ông, trong bối cảnh “bất bình thường mới” như hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì?
- Trong bối cảnh “bất bình thường mới” này, nếu chính sách chỉ chạy theo phản ứng ngắn hạn, sẽ mất định hướng, kém hiệu quả, và không nhất quán.
Trên thực tế, chúng ta đã thấy rất rõ là rất nhiều các phản ứng chính sách ngắn hạn của Việt Nam mặc dù được ban hành rất nhanh, nhưng lại gần như không thực hiện được như đã đề ra.
Ví dụ chương trình phục hồi kinh tế thông qua tháng 1/2022, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%, và gói phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình nhà ở xã hội thực hiện rất chậm.
Nguyên nhân chính là do cơ chế thực hiện không hiệu quả, mà cơ chế thực hiện thì lại liên quan đến cải cách thế chế trong trung và dài hạn. Đúng ra những cú sốc địa chính trị, địa kinh tế, và dịch bệnh trong ba năm vừa qua phải tạo đà và là tiền đề để đẩy mạnh các cải cách thể chế trung và dài hạn.
Nhưng thực tế cho thấy các chính sách gần đây của Việt Nam chỉ tập trung vào các vấn đề trước mắt, và gần như có sự lãng quên hay sao nhãng các mục tiêu cải cách trung và dài hạn.
Đã đến lúc, cần chấp nhận trạng thái “bất bình thường mới” của nền kinh tế thế giới, để từ đó coi đây như là những động lực để thúc đẩy cải cách thể chế nhanh hơn, triệt để hơn nữa, sâu rộng hơn nữa. Rào cản thể chế là nguyên nhân chính khiến các nỗ lực cải cách quan trọng chưa thể phát huy hiệu quả.
Trong thị trường tài chính, những bất cập về thể chế khiến thị trường vốn vẫn chưa thể phát triển để chia sẻ gánh nặng với hệ thống ngân hàng. Lãi suất có thể hạ, nhưng doanh nghiệp cũng chưa chắc hấp thụ được vốn tín dụng được vì vướng các vấn đề thể chế.
Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công liên tục bị nhỡ kế hoạch nhiều năm cũng do sự thiếu hiệu quả của thể chế. Các thách thức với mạng lưới an sinh xã hội cũng đều là vấn đề thể chế.
Gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị hàng rào thể chế làm giảm đi hiệu quả.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong nhiều năm qua trong cải cách thể chế, nhưng dường như trong ba năm đối mặt với dịch bệnh và các biến động địa chính trị lớn đã làm ưu tiên cải cách thể chế trung và dài hạn phần nào đã bị gạt sang một bên bởi các ứng phó chính sách ngắn hạn và đang dần trở thành tư duy chính sách ngắn hạn.
Đã đến lúc Việt Nam phải nhìn nhận rằng thế giới đã và sẽ ở trong trạng thái “bất bình thường mới” trong những năm tới, theo đó các cú sốc địa chính trị, thiên tai, dịch bệnh sẽ thường xuyên hơn.
Nếu Việt Nam liên tục có những ứng phó chính sách ngắn hạn để ứng phó với các cú sốc này, thì sẽ dần hình thành tư duy chính sách ngắn hạn, chạy theo sự kiện, mất tính chủ động, và mất định hướng phát triển trung và dài hạn, đặc biệt trong cải cách thể chế.
Do vậy, đã đến lúc cần từ bỏ tư duy chính sách ngắn hạn, không chạy theo những biến động và con số và sự kiện trước mắt, mà mất phương hướng trung và dài hạn.
Ngược lại, phải tận dụng những cú sốc này để thúc đẩy nhanh hơn nữa những nỗ lực cải cách trong trung và dài hạn với mục đích tăng cường kết nối giữa việc ra chính sách và thực hiện chính sách, và từ đó lại giúp nền kinh tế ứng phó nhanh và hiệu quả với các cú sốc đang dần trở nên thường xuyên.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.