(CLO) Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Một trong những vấn đề được đoàn giám sát đưa ra là "nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa (SGK) của Nhà nước. Đại diện cho Chính phủ, cũng như ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát bỏ nội dung này khỏi nghị quyết, với nhiều lý do, trong đó nổi bật là việc này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành SGL, đồng thời gây ra những phức tạp, tốn kém không cần thiết.
Là người trực tiếp tham gia giảng dạy, ĐBQH, cô giáo Hà Ánh Phượng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
Theo bà Phượng, ngay từ khi bắt đầu đổi mới, Bộ GD&ĐT đã tập hợp và chỉ đạo đội ngũ chuyên gia, nhà giáo xây dựng khung chương trình, từ đó làm căn cứ để cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK. Hiện nay, tất cả các môn học ở cả ba cấp học đều đã có sách, như vậy Bộ GD&ĐT không cần phải biên soạn thêm một bộ SGK nữa, đỡ tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Về giá, dù không có một bộ SGK của Bộ, cũng hoàn toàn không phải lo ngại. Bởi, tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Giá (sửa đổi). Luật đã có quy định về giá trần vì SGK là mặt hàng thiết yếu, đối tượng tiêu dùng rất lớn, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, giá mặt hàng này tác động trực tiếp đến số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
Một lý do nữa cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu ra, nếu Bộ GD&ĐT làm một bộ SGK sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa đã được nêu tại Nghị quyết 88 trong việc biên soạn và phát hành SGK. Tôi đồng tình với điều này.
“Với việc có thêm một bộ SGK của Bộ, tôi e rằng sẽ tái diễn tình trạng “độc quyền” trong cung cấp SGK bởi tâm lý an toàn khi lựa chọn của các địa phương. Điều này sẽ đem tới lo ngại cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác, vì thấy chính sách thay đổi thất thường, môi trường đầu tư không ổn định”, bà Phượng nói.
Bà Phượng cũng cho rằng việc sử dụng nhiều bộ SGK giúp học sinh tiếp cận đa chiều thông tin và ý kiến khác nhau về cùng một chủ đề. Các em được khuyến khích suy nghĩ, so sánh, phân tích và đưa ra quan điểm riêng dựa trên các nguồn thông tin khác nhau. Điều này, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện, phân tích sự đa dạng và đánh giá thông tin một cách khách quan.
“Ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Phần Lan, theo tôi được biết cũng không tồn tại “đồng phục sách giáo khoa”. Vậy nên, ý nghĩa của việc thực hiện một chương trình nhiều bộ SGK đó chính là việc lấy chương trình làm gốc, chương trình là pháp lệnh, SGK và các học liệu khác là tài liệu tham khảo”, bà Phượng chia sẻ và cho rằng việc đa dạng SGK sẽ phù hợp với các vùng miền, địa phương hơn.
Xoay quanh vấn đề nên hay không nên có thêm một bộ SGK, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên Điều phối viên chính, Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, Thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Tiếng Việt - Ngữ văn cho biết, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đã trải qua gần 10 năm. Nghị quyết 29 khẳng định đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở và linh hoạt, biên soạn SGK, tài liệu dạy học phù hợp với từng đối tượng. Còn Nghị quyết 88 nêu rõ thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK.
Có một số SGK cho mỗi môn học, khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Nghị quyết 88 cũng nêu rõ, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ SGK do tổ chức và cá nhân biên soạn.
Và cho đến nay, 2 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách của công ty Công ty Cổ phần đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic) đã được biên soạn xong 12 lớp. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 chuẩn bị đưa vào nhà trường trong năm học tới. Và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 cũng đang dần hoàn tất quá trình thẩm định.
“Như vậy, nỗi lo biên soạn SGK không kịp tiến độ hay không đầy đủ tất cả các môn học là không còn nữa. Vì vậy, việc tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ vào thời điểm này là không cần thiết”, ông Hùng bày tỏ quan điểm.
Ông Hùng phân tích, nếu biên soạn một bộ SGK như thế sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Trước mắt, 3 bộ SGK được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, có thể là hàng ngàn tỷ đồng, công sức của hàng ngàn tác giả SGK, quy tụ hầu hết những người có khả năng biên soạn SGK mới của Việt Nam hiện nay có nguy cơ bị xóa dần.
Hậu quả lớn hơn là quay trở về với cách thức vận hành chương trình cũ mà thế giới đã bỏ qua từ lâu và chúng ta cũng mất gần 10 năm mới chuẩn bị được các cơ sở pháp lý, chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để từng bước thoát ra.
“Nếu như lần này quay trở về với chính sách một chương trình một SGK thì có thể khẳng định là không bao giờ còn có cơ hội hội nhập với thế giới về lĩnh vực chương trình, SGK nữa. Những người mong chờ vào sự đổi mới căn bản toàn diện cho nền giáo dục phổ thông của Việt Nam thực sự lo lắng về kế hoạch biên soạn một bộ SGK mới. Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT cũng sẽ rất bị động nếu phải thực hiện đề nghị này”, ông Hùng trăn trở.
“Dạy tích hợp có gì sai mà phải sửa?”
Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận dạy tích hợp là điểm "vướng, nghẽn, khó", cho biết khả năng cao sẽ điều chỉnh việc dạy.
Về vấn đề này, theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, dạy tích hợp là chủ trương đúng, nhưng thiếu cơ sở vật chất và giáo viên để thực hiện hiệu quả.
Theo chương trình mới, học sinh THCS không còn học các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, mà học hai môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Hai môn này được gọi là môn tích hợp, liên môn.
“Tôi rất tiếc nếu môn tích hợp bị tách về các môn đơn lẻ”, bà Thơ chia sẻ và cho biết ở Việt Nam, từ những năm 50 của thế kỷ trước, dạy tích hợp đã xuất hiện thông qua khẩu hiệu "học đi đôi với hành". Sở dĩ như vậy bởi khi thực hành, chúng ta không bao giờ sử dụng kiến thức đơn môn mà phải kết hợp liên môn.
Trên thực tế, nhiều kiến thức ở bậc phổ thông được thể hiện dưới dạng liên môn. Khi được dạy tích hợp, học sinh có cái nhìn toàn diện, biết cách ứng dụng kiến thức vào đời sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trải nghiệm. Tựu trung, học sinh học tích hợp sẽ được cung cấp bối cảnh đầy đủ, toàn diện để hiểu về từng sự việc.
Đây là lợi ích không thể chối cãi của dạy tích hợp. Đưa tích hợp vào chương trình mới là chủ trương đúng đắn.
“Tôi thấy rằng tích hợp có gì sai mà phải sửa? Cái cần sửa là những điều chưa đúng khi thực hiện dạy tích hợp”, bà Thơ chia sẻ.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.